Viêm nha chu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm nha chu là bệnh lí răng miệng, biểu hiện ở việc nhiễm trùng vùng nướu một cách nghiêm trọng. Ảnh hưởng và gây tổn thương đến các vùng mô xung quanh răng. Lâu dần không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến việc răng lung lay. Và thậm chí là mất răng toàn hàm. Và bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn về viêm nha chu, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh này.

1. Viêm nha chu là gì?

Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng nướu răng cực kì nặng. Đây là hệ quả của việc hệ thống miễn dịch phản ứng với sự tấn công của vi khuẩn và vi sinh vật bám trên bề mặt và xung quanh răng. Kết quả của sự phản ứng này là viêm quanh chân răng một cách nghiêm trọng.

Viêm nha chu là một căn bệnh mãn tính. Trong thời gian đầu bệnh phát triển sẽ tổn thương nặng vùng nướu, ảnh hưởng đến xương và răng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể làm mất răng hàng loạt. Thậm chí là các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy cơ gây đau tim, đột quỵ. Nhưng bạn cũng có thể bớt lo lắng bởi bệnh lí này nếu được điều trị kịp thời và vệ sinh răng miệng đúng cách thì hoàn toàn có thể trị khỏi được.

2. Dấu hiệu bệnh lí

Thông thường, với những người không bị mắc bệnh lí răng miệng thì nướu sẽ khỏe mạnh, bám chắc vào răng. Màu sắc nướu có thể là hồng nhạt, hồng đậm và nâu tùy vào cơ địa từng người. Và với những trường hợp có các dấu hiệu sau chính là dấu hiệu của bệnh viêm nha chu:

  • Nướu sưng húp lên, đau nhức, màu đỏ.
  • Nướu chuyển sang màu đỏ tươi, thẫm hoặc tím sẫm.
  • Nướu có cảm giác mềm, không còn cứng chắc khi chạm vào.
  • Khi đánh răng hoặc xỉa răng dễ bị chảy máu chân răng.
  • Bị hôi miệng không lí do, kéo dài không dứt.
  • Xuất hiện mủ giữa nướu và phần răng kế cận.
  • Răng bị lung lay hoặc bắt đầu mất răng dần.
  • Tụt nướu, giữa các răng có các khoảng trống phát triển giống như tam giác màu đen.
  • Giữa các răng không còn gắn chặt với nhau, có sự thay đổi về khoảng cách.

Trong một số trường hợp hiếm, các dấu hiệu và triệu chứng của viêm nha chu sẽ không phát triển nặng hơn. Mà sẽ dừng và chỉ xuất hiện khi bênh nhân bước qua tuổi 40. Khi ở giai đoạn này, bệnh viêm nha chu có thể tiếp tục phát triển và rất khó để điều trị và phục hồi như trước.

3. Nguyên nhân gây viêm nha chu

Nguyên nhân gây viêm nha chu xuất phát từ mảng bám. Mảng bám là một lớp tích tụ vi khuẩn và cặn thức ăn thừa. Nếu không được làm sạch kĩ càng sẽ có thể gây nên viêm nướu. Và viêm nướu nếu trở nên nặng hơn và không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu.

Mảng bám bắt nguồn từ một lớp màm dính trong suốt trên răng. Nếu không được vệ sinh kĩ càng thì cặn thức ăn và vi khuẩn sẽ tác dụng với nhau và bám thành một lớp ở trên răng.

Mảng bám này theo thời gian sẽ dần cứng lại và tạo thành cao răng. Cao răng không thể làm sạch bằng cách đánh răng như bình thường được. Có thể tới nha khoa để được xử lí sớm tránh sự mất thẩm mỹ, hôi miệng và nguy cơ hình thành bệnh lí.

Nếu cao răng không được làm sạch thì có thể tạo thành viêm nướu. Nướu sẽ bị kích ứng và sưng các mô xung quanh chân răng. Bạn có thể điều trị viêm nướu bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hoặc đến để có sự điều trị từ bác sĩ chuyên môn cao.

Nếu viêm nướu không được điều trị sớm thì sẽ có thể gây nên viêm nha chu. Giữa răng và nướu sẽ có các túi viêm hình thành. Trong các túi này chứa các mảng bám, cao răng, vi khuẩn. Nếu không được điều trị nữa thì xương và mô răng cũng bị tiêu dần. Không những vậy, tình trạng viêm còn ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

4. Các yếu tố nguy cơ gây viêm nha chu

Nguyên nhân chính hình thành bệnh viêm nha chu là do các mảng bám. Và các yếu tố có thể gây nguy cơ hình thành bệnh lí sẽ là:

  • Viêm nướu.
  • Không có thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng.
  • Mãn kinh gây thay đổi nội tiết tố.
  • Sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, cần sa, thuốc lá điện tử,...
  • Thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin C.
  • Do ảnh hưởng của yếu tố di truyền.
  • Sử dụng một số loại thuốc gây khô miệng.
  • Mắc các bệnh lí như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn.
  • Giảm khả năng miễn dịch do các loại bệnh như HIV/AIDS, bạch cầu,...

5. Cách điều trị bệnh viêm nha chu

Khi phát hiện dấu hiệu của viêm nha chu, bạn nên thực hiện tới ngay địa chỉ y tế gần nơi ở. Có sự thăm khám của bác sĩ để được thực hiện điều trị càng sớm càng tốt. Thông thường, phương pháp điều trị sẽ tùy vào tình trạng của bệnh nhân tại thời điểm thăm khám.

Khi mới phát hiện áp xe ở vùng nướu và khuôn mặt, đau nhức và sưng đó, nếu thực hiện điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh, kháng viêm để giảm triệu chứng, ngăn sự phát triển của bệnh. Đây được xem là điều trị khẩn cấp và tạm thời, viêm nha chu vẫn có thể tiến triển và phát triển thành loại bệnh mãn tính.

Với những người bị nha chu nhẹ, phương pháp điều trị sẽ là sử dụng thuốc kháng sinh theo đường uống để phòng tránh nhiễm trùng. Hoặc có thể đặt thuốc ngay khu vực viêm nhiễm. Kết hợp với đó là việc cạo vôi răng và làm sạch sâu vùng viêm nhiễm.

Khi viêm nha chu đã tiến triển đến tình trạng nặng thì sẽ ca thiệp phẫu thuật để điều trị. Và tùy vào mỗi người mà bác sĩ sẽ có thể chọn một trong các loại phẫu thuật như phẫu thuật vạt, ghép xương, ghép nướu, tái tạo mô, bổ sung huyết tương giàu tiểu cầu,...

Kể cả khi đã thực hiện điều trị xong viêm nha chu bạn cũng nên thực hiện khám răng định kì. Điều này không chỉ giúp bạn ngăn chặn tình trạng bệnh tái phát mà còn giúp bạn giữ sức khỏe răng miệng luôn tốt nhất.  

Xem thêm: Niềng răng bị viêm nướu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả