Răng bị lung lay – Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này

Khi đã hoàn tất quá trình mọc răng vĩnh viễn, nếu xuất hiện tình trạng răng bị lung lay là trường hợp không nên chủ quan. Bởi đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lí răng miệng. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số nguyên nhân của tình trạng này và cách điều trị hiệu quả, an toàn nhất.

1. Nguyên nhân khiến răng bị lung lay

Có rất nhiều lí do dẫn tới tình trạng lung lay của răng, có thể là những nguyên nhân từ bệnh lí nghiêm trọng cũng có thể là những nguyên nhân va chạm từ bên ngoài không nguy hiểm lắm. Thông thường, răng bị lung lay sẽ bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

Tác động lực mạnh vào khung hàm: Khi cắn vật quá cứng, bị va đập hay có một lực mạnh tác động vào khung hàm sẽ dễ làm cho răng bị yếu đi. Từ đó làm xảy ra tình trạng răng bị lung lay.

Bị sâu răng: Sâu năng nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến viêm nhiễm mô tủy, áp xe răng. Từ đó răng sẽ bị hư hỏng dần và dẫn đến lung lay và dễ gãy.

Bệnh viêm nha chu: Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng răng bị lung lay. Bởi nó làm tụt nướu ra khỏi răng, hình thành các túi vi khuẩn phát triển và nhiễm trùng. Và nếu không được điều trị sớm, nhiễm trùng sẽ làm mất mô liên kết và xương, tạo nên tình trạng răng bị lung lay. Những biểu hiện thường thấy đối với người bị viêm nha chu là: nướu sưng đỏ, tụt nướu, chảy máu, đau nhức vùng nướu,...

Đang mang thai: Đối với phụ nữ mang thai, hàm lượng estrogen và progesterone tăng cao, ảnh hưởng xấu đến nha chu và các mô, xương bao quanh nâng đỡ răng. Nướu tại thời điểm mang thai cũng khá nhạy cảm, dễ bị tổn thương, nhiễm trùng và gây nên răng lung lay.

Nghiến răng: Việc nghiến răng thường xuyên sẽ khiến cho thân và men răng bị ảnh hưởng. Không những thế, nghiến răng còn tác động lực lên xương hàm và các xương nâng đỡ răng. Gây tách nướu và có thể dẫn đến răng bị lung lay.  

Loãng xương: Do ăn uống không khoa học gây loãng xương, nhiều lỗ và xốp. Mật độ xương hàm giảm khiến phần nâng đỡ răng bị lỏng. Từ đó dẫn tới răng bị lung lay hoặc gãy răng.

2. Cách điều trị răng bị lung lay

Răng bị lung lay bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào mỗi nguyên nhân mà sẽ có cách điều trị phù hợp. Để quá trình điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên tìm đến bác sĩ có chuyên môn để thăm khám. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng răng lung lay để tư vấn và cho bạn hướng xử lí phù hợp. Thường thì những hướng xử lí đó sẽ bao gồm:

- Răng bị lung lay do chịu tác động ngoại lực: Răng bị lung lay do bị tác động ngoại lực, không có bệnh lí răng miệng thì bác sĩ sẽ dùng nẹp cố định răng bị lung lay vào xương ổ răng. Sau một thời gian thì răng sẽ về ổn định và có sự cứng chắc như bình thường.

- Răng bị lung lay do mắc bệnh lí răng miệng: Các bệnh lí răng miệng sẽ có sự ảnh hưởng khác nhau. Tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ có hướng xử lí để điều trị dứt điểm. Từ đó khắc phục răng bị lung lay do bệnh lí.

- Răng bị lung lay do thoái hóa xương: Với trường hợp răng bị lung lay do thoái hóa xương, bác sĩ sẽ lấy mảnh xương từ vùng khác trên cơ thể hoặc vật liệu ghép xương để đắp vào phần xương bị thoái hóa.

- Răng bị lung lay do nghiến răng quá nhiều: Khi nghiến răng gây mòn men răng sẽ làm sai lệch khớp cắn. Bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh lại khớp cắn, loại bỏ một phần men răng để giảm áp lực lên răng. Rồi từ đó răng sẽ không bị tác động mạnh và trở lại bình thường.

3. Cách để phòng tránh tình trạng này

Ngoài việc biết cách điều trị khi răng bị lung lay bạn cũng nên nắm cách phòng tránh điều này. Bạn có thể lưu ý một vài ý sau để chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình tốt hơn:

  • Nên súc việc cùng nước muối, vệ sinh răng kĩ càng sau khi ăn và đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước (nếu có) kết hợp với nước súc miệng để làm sạch thức ăn thừa sau ăn.
  • Chế độ ăn uống đủ chất sẽ cung cấp vitamin và khoáng chất giúp xương và răng chắc khỏe hơn.
  • Thực hiện cạo vôi răng và khám răng tại nha khoa định kì, sớm phát hiện các bệnh lí răng miệng và có hướng xử lí.

Nếu bạn đang rơi vào tình trạng răng bị lung lay thì đừng vội lo lắng. Hãy lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, đến thăm khám và nghe theo sự tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn. Không tự ý uống thuốc hay thực hiện các biện pháp mà không có sự chỉ dẫn chuyên môn. Tránh trường hợp khiến tình trạng ngày càng nặng thêm.

Xem thêm: Răng lấy tủy bị vỡ và cách xử lí hiệu quả