Răng lấy tủy bị vỡ và cách xử lí hiệu quả
Răng lấy tủy bị vỡ là một trong những trường hợp thường gặp trong nha khoa. Bởi sau khi thực hiện lấy tủy răng, trám lại cũng dễ gãy vỡ răng. Và nếu không may rơi vào trường hợp này thì cần giải quyết như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây để có ngay cách xử lí răng lấy tủy bị vỡ hiệu quả nhất
1. Nguyên nhân của việc răng lấy tủy bị vỡ
Răng được cấu tạo bởi các phần là men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó, tủy răng chính là nơi chứa các dây thần kinh và mạch máu. Với chức năng nuôi dưỡng, cung cấp chất dinh dưỡng cho răng. Đồng thời giữ vai trò giúp cho răng cảm nhận nóng, lạnh, cảm biến thức ăn khi ăn nhai hàng ngày.
Trong vài trường hợp, răng bị viêm nhiễm hoặc bị ảnh hưởng đến tủy bắt buộc phải thực hiện việc lấy tủy. Điều này giúp ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Ngăn chặn sự hư hại của răng và giữ được răng gốc của mình. Răng sau lấy tủy có thể sử dụng trong một thời gian, nhưng trong một số trường hợp, răng lấy tủy có thể bị gãy vỡ. Và nguyên nhân gây nên răng lấy tủy bị vỡ có thể là do:
- Chăm sóc răng miệng sai cách, không làm sạch răng miệng.
- Chế độ ăn uống bất hợp lí, thường xuyên ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc dai, cứng.
- Sử dụng lực ăn nhai quá nhiều ở răng lấy tủy, dẫn đến răng lấy tủy bị vỡ.
- Sử dụng vật liệu trám răng kém chất lượng, dễ vỡ mẻ.
- Bác sĩ thực hiện trám răng tay nghề, kĩ thuật kém.
2. Dấu hiệu của răng lấy tủy bị vỡ
Răng lấy tủy bị vỡ rất dễ có thể nhìn ra. Tiêu biểu là một số dấu hiệu sau đây:
Răng bị lung lay: Mặc dù răng chưa bị vỡ ra, nhưng khi răng xuất hiện tình trạng lung lay, tụt lợi, bạn cần phải chú ý. Bởi đây là một dấu hiệu của việc răng lấy tủy bị vỡ. Đặc biệt là không chỉ tụt lợi mà nó còn có sự khác biệt rõ so với các răng bên cạnh.
Răng lấy tủy bị vỡ: Vết trám răng có thể bị bong ra, các mảnh vỡ, mẻ có thể bị sứt ra thành các mảnh nhỏ. Một trường hợp khác của răng lấy tủy bị vỡ là vỡ dọc chân răng. Đường nứt sẽ xuất hiện dọc chân răng xuống. Tuy nhiên, khi răng lấy tủy bị vỡ dọc, các đường nứt sẽ không quá lớn. Bạn cần quan sát kĩ để thấy được nó.
Răng lấy tủy bị đen: Răng lấy tủy đột ngột xỉn màu, chuyển sang màu nâu đen cũng là một dấu hiệu của việc răng lấy tủy bị vỡ. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy răng đang rơi vào tình trạng cực kì kém. Nên thực hiện tới nha khoa để có biện pháp xử lí sớm nhất.
3. Cách xử lí khi răng lấy tủy bị vỡ
Răng lấy tủy bị vỡ là không mong muốn, tuy nhiên vì một vài lí do có thể khiến nó xảy ra. Và hướng xử lí của trường hợp này sẽ tùy vào tình trạng răng lấy tủy bị vỡ:
3.1. Răng lấy tủy bị vỡ nhẹ
Khi răng lấy tủy bị vỡ ở mức độ không quá nghiêm trọng, nứt vỡ nhẹ thì có thể sử dụng phương pháp bọc răng sứ để khắc phục. Bởi việc bọc sứ sẽ giúp bảo vệ những phần răng còn tồn tại, ngăn chặn tình trạng vỡ tiếp tục xảy ra. Đồng thời còn giúp duy trì chức năng ăn nhai mà không ảnh hưởng đến răng thật quá nhiều.
Thông thường, sau khi điều trị tủy, các bác sĩ sẽ khuyên bạn thực hiện bọc răng sứ ngay. Để tránh trường hợp răng lấy tủy bị vỡ, tổn thương và hư hỏng hoàn toàn răng gốc.
3.2. Răng bị vỡ nặng
Trường hợp răng lấy tủy bị vỡ nặng ảnh hưởng đến gốc răng. Giải pháp được áp dụng chính là nhổ bỏ toàn bộ răng. Sau đó loại bỏ các mảnh vỡ hư hỏng để tránh tổn thương nướu hoặc ảnh hưởng răng khác. Để bảo toàn khả năng ăn nhai của mình, bạn có thể thực hiện bắc cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant để thay thế răng đã mất của mình.
Răng lấy tủy bị vỡ là trường hợp thường gặp với rất nhiều người. Bạn có thể tham khảo bài viết bên trên để có phương pháp khắc phục hiệu quả nếu rơi vào trường hợp này.
Xem thêm: 5 tác hại của bọc răng sứ cần lưu ý trước khi thực hiện