Bọc răng sứ có tốt không: Những điều nhất định phải biết trước khi bọc răng sứ
Bọc răng sứ từ lâu đã được xem là phương pháp để thay đổi thẩm mỹ của răng. Giúp khắc phục và loại bỏ những khuyết điểm trên răng như răng mọc lệch, vỡ mẻ, thưa hay xỉn màu,... Là phương pháp giúp bạn sở hữu một hàm răng đều đẹp, trắng sáng cùng độ bền cao. Thế nhưng, bọc răng sứ có tốt không? Cùng xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về điều này.
1. Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là phương pháp sử dụng mão sứ chụp lên phần răng thật đã được mài nhỏ từ trước. Giúp bảo toàn mô răng thật và phần ngà răng. Đồng thời mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho cả hàm răng và nụ cười. Có thể nói, bọc răng sứ không hề ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Và thậm chí với một số người, bọc răng sứ còn hỗ trợ cho họ về mặt ăn nhai và tính thẩm mỹ.
Công đoạn mài răng khi bọc răng sứ sẽ được bác sĩ thực hiện hoàn toàn. Và tùy vào mỗi trường hợp mà việc mài răng có nhiều hay là không. Với sự hỗ trợ của các máy móc, công nghệ đại, quá trình trình mài răng thường sẽ diễn ra cực kì nhanh chóng và an toàn. Đặc biệt, khi lựa chọn phương pháp bọc răng sứ, bạn sẽ không cần lo lắng phải nhổ bỏ răng thật của chính mình.
Nếu bạn muốn thực hiện bọc răng sứ thì nên ưu tiên lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín. Tránh các cơ sở giá rẻ kém chất lượng gây tiền mất tật mang. Và trước khi tìm hiểu bọc răng sứ có tốt không, chúng ta cùng xem các trường hợp nên thực hiện bọc răng sứ.
2. Trường hợp nên thực hiện bọc răng sứ
Bọc răng sứ có tốt không? Không phải dựa vào mỗi đặc điểm của nó mà còn dựa vào trường hợp bọc răng sứ. Và dưới đây sẽ là các trường hợp nên thực hiện bọc răng sứ:
Răng bị sứt, vỡ mẻ chưa đụng đến chân răng
Răng thưa, khoảng thưa không quá lớn
Răng hô, khấp khểnh mức độ nhẹ
Răng tối màu, nhiễm màu kháng sinh, răng ố vàng
Răng sau khi đã lấy tủy răng
Mất răng thực hiện trồng răng Implant.
3. Bọc răng sứ có tốt không? Ưu điểm
Vậy bọc răng sứ có tốt không? Câu trả lời là hoàn toàn có! Cùng xem một số ưu điểm của bọc răng sứ ngay dưới đây:
Giúp bảo vệ răng thật
Với một số bạn mắc bệnh lí răng miệng, việc điều trị không thể làm dứt điểm hoàn toàn các bệnh lí được. Trong môi trường khoang miệng sẽ khiến bệnh dễ bị tái phát lại. Vì thế mà sau khi điều trị hết bệnh, các bác sĩ thường sẽ khuyên thực hiện phương pháp bọc răng sứ. Bởi nó sẽ giúp bảo tồn răng thật, bảo vệ một cách tối đa khỏi bệnh lí răng miệng. Ngoài ra, trong một số trường hợp răng bị vỡ mẻ do chấn thương, việc bọc răng sứ sẽ giúp bảo vệ răng gốc. Tránh cho răng thật bị hư hại nhiều hơn.
Mang lại tính thẩm mỹ nụ cười
Răng xỉn màu do nhiễm kháng sinh, do quá trình vệ sinh không kĩ càng, ố vàng do các loại thực phẩm gây màu. Một số trường hợp là răng không đều, lệch lạc nhẹ, không mọc thẳng hàng hay hô móm nhẹ. Bọc răng sứ có thể giúp loại bỏ những khuyết điểm này. Mang lại tính thẩm mỹ lớn nhất cho nụ cười cùng một vẻ ngoài rạng rỡ tỏa sáng.
Đảm bảo chức năng ăn nhai
Khác với suy nghĩ của nhiều người, răng sứ có độ bền chắc không thua kém gì răng thật. Tuổi thọ của răng sứ có thể kéo dài vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt. Vì thế mà khi bọc răng sứ, bạn hoàn toàn không bị ảnh hưởng chức năng ăn nhai. Trong vài trường hợp còn giúp ăn nhai tốt hơn trước rất nhiều.
4. Bọc răng sứ có tốt không? Nhược điểm
Bọc răng sứ có tốt không? Nó thực sự tốt, thế nhưng cũng không thể xóa bỏ đi một số nhược điểm của nó:
Khi bọc răng sứ, độ nhạy cảm của răng sẽ bị giảm một chút so với răng thật. Nhất là trong thời điểm vừa thực hiện bọc răng sứ.
Khi bọc mão răng sứ lên răng, có thể xuất hiện tình trạng ê buốt. Điều này bắt nguồn do tay nghề của bác sĩ, công nghệ thực hiện hoặc chỉ đơn giản là cơ địa của mỗi người.
Với một số trường hợp bắt buộc phải mài răng chạm đến tủy, cần phải can thiệp lấy tủy răng. Răng thật sau đó sẽ không được bền chắc, giòn và dễ vỡ hơn trước.
Tóm lại, không răng nào tốt bằng răng thật của chúng ta. Thế nhưng, trong một vài trường hợp bắt buộc vẫn phải tiến hành bọc răng sứ. Vì thế khi hỏi bọc răng sứ có tốt không thì câu trả lời vẫn là có. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thực hiện bọc răng sứ thì tốt nhất nên lựa chọn địa điểm phù hợp để đảm bảo hiệu quả cao.
Xem thêm: Răng ố vàng: Tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiệu quả nhất