Răng ố vàng: Tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiệu quả nhất
Ai cũng muốn sở hữu một nụ cười trắng sáng, duyên dáng. Thế nhưng theo thời gian, theo những thực phẩm và đồ uống chúng ta nạp vào cơ thể và cách vệ sinh chưa đúng cách khiến răng bị ố vàng. Dẫn đến ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, sự tự tin trong giao tiếp cũng như trong cuộc sống. Cùng Nụ Cười Việt xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục răng ố vàng cực hiệu quả ở bài viết này nhé!
1. Nguyên nhân gây nên răng ố vàng
Mỗi người sẽ có một màu răng khác nhau, là sự ảnh hưởng của di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống xung quanh. Nhưng phần lớn đều là hàm răng trắng, sáng không có vết cặn. Thế nhưng, theo thời gian, từ quá trình ăn uống và một vài nguyên nhân dẫn đến răng ố vàng. Có thể kể đến các nguyên nhân dưới đây:
1.1. Răng ố vàng do các thực phẩm
Mặc dù có để ý trong quá trình vệ sinh răng miệng nhưng cặn thức ăn, thức uống vẫn bám lên bề mặt răng. Đặc biệt, gây nhiễm màu nhiều nhất là những thực phẩm như cà phê, trà đặc, rượu vang, thuốc lá,... Gây nên các vết màu trên bề mặt răng, khiến răng ố vàng.
Bạn có thể thấy rõ ở những người thường xuyên hút thuốc lá, uống cà phê sẽ có màu răng xỉn màu hơn so với những người khác. Việc vệ sinh hàng ngày dù có cẩn thận nhưng theo thời gian dài cũng hình thành nên các vết bẩn ở ngoài răng. Và vì thế tạo thành răng ố vàng ở bên ngoài răng.
1.2. Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Phần đa tất cả mọi người bị răng ố vàng đều là do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Cặn thức ăn thừa, các chất gây nhiễm màu bám vào bề mặt men răng không được vệ sinh đúng cách. Lâu dần sẽ hình thành các mảng màu không thể tẩy bằng cách vệ sinh thông thường được.
Đặc biệt là thói quen lười đánh răng hay thường xuyên ăn thực phẩm có màu trước khi ngủ. Sẽ khiến mảng màu ngày càng bám chặt hơn và gây răng ố vàng nặng. Lúc này chỉ có can thiệp từ phía nha khoa hoặc các tác nhân khác mới giúp bạn có lại hàm răng trắng sáng, đều đẹp.
1.3. Răng nhiễm màu hóa học
Hai nguyên nhân phía trên chủ yếu liên quan đến vết bẩn bề mặt răng, riêng nhiễm màu hóa học là vết bẩn bên trong răng. Răng nhiễm màu hóa học là tác dụng của chất doxycyclin hoặc tetracycline. Trong thời điểm răng phát triển nếu sử dụng thuốc kháng sinh có hai chất này nhiều sẽ khiến răng nhiễm màu hóa học. Phụ nữ mang thai nếu điều trị bằng thuốc này trong thời gian thai kì hay cho con bú cũng có thể khiến răng của trẻ bị nhiễm màu hóa học.
Khác với loại vết bẩn bám trên bề mặt răng, vết bẩn do nhiễm màu hóa học sẽ khó để tẩy trắng hơn. Vì thế nếu bạn thuộc trường hợp này thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể tẩy trắng răng cho răng ố vàng hiệu quả hơn.
1.4. Răng ố vàng do nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, răng ố vàng có thể là do những nguyên nhân khác như: chấn thương, di truyền, thói quen xấu, bệnh tật,...
Yếu tố di truyền là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới màu răng. Một số người có màu răng tự nhiên trắng sáng, men răng khỏe mạnh. Mức độ duy trì màu sắc của răng sẽ trắng sáng hơn so với những người sinh ra màu sắc răng đã không trắng lắm, men răng yếu dễ bị răng ố vàng, nhiễm màu.
Một số người khác mặc dù có lớp men răng tốt nhưng do chấn thương, nứt men răng, lộ ngà răng sẽ dẫn đến nhiễm màu răng. Dần dần răng sẽ mất độ trắng sáng, xuất hiện các vết trắng mờ hoặc đốm xạm màu trên bề mặt răng. Vùng răng bị chấn thương sẽ ố vàng hoặc khác biệt so với những răng còn lại.
Khi đã bị răng ố vàng ngoài biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách và vệ sinh sạch sẽ thì cũng có thể thử những biện pháp khác để khắc phục răng ố vàng.
2. Phương pháp khắc phục răng ố vàng hiệu quả nhất
Nếu như răng ố vàng không quá nặng thì có thể thực hiện phương pháp khắc phục tại nhà. Trường hợp nếu răng ố vàng đã quá mạnh thì có thể thực hiện điều trị bằng phương pháp tẩy trắng răng tại nha khoa:
Dùng dầu dừa: Bạn sử dụng tinh chất dầu dừa ngậm từ 10 – 30 phút, sau đó đánh răng lại với kem đánh răng. Mỗi tuần bạn có thể thực hiện 2 lần. Sau một thời gian sẽ giúp loại bỏ các mảng bám trên răng, màu sắc răng sẽ sáng dần lên.
Dùng vỏ chanh: Trong vỏ chanh có chứa rất nhiều acid tự nhiên. Dùng vỏ chanh chà trực tiếp lên bề mặt răng mỗi ngày sau đó vệ sinh sạch lại bằng kem đánh răng. Các bảng bám trên răng sẽ được đánh bay mang lại cho bạn một màu răng trắng sáng.
Dùng giấm táo: Bạn dùng 2 thìa cà phê giấm táo với khoảng 200ml nước. Sau đó dùng để súc miệng mỗi ngày, sau đó đánh răng lại sạch sẽ. Duy trì hàng ngày sau một thời gian bạn sẽ thấy răng ố vàng dần trắng sáng hơn.
Tẩy trắng răng tại nha khoa: Các phương pháp trên là phương pháp thực hiện lâu dài, cần sự kiên trì và hiệu quả để khắc phục răng ố vàng. Riêng tẩy trắng răng tại nha khoa thì có thể thực hiện để có hiệu quả ngay lập tức.
Bài viết trên sẽ giúp bạn biết nguyên nhân và cách khắc phục răng ố vàng cực kì hiệu quả. Hoặc bạn có thể lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín thăm khám, các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng và có chỉ định phù hợp nhất với bạn!
Xem thêm: Giá tẩy trắng răng là bao nhiêu? Mức giá cụ thể mới nhất