Bị hôi miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Hôi miệng là tình trạng có mùi khó chịu từ trong khoang miệng. Thường gây ảnh hưởng đến bản thân người bị hôi miệng và những người xung quanh. Thêm vào đó, hôi miệng còn làm cho người bị hôi miệng mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ cùng phân tích nguyên nhân và cách khắc phục cho tình trạng này, cùng tham khảo nhé!
1. Nguyên nhân gây ra hôi miệng
Hôi miệng được hình thành chủ yếu là do quá trình giải phóng cách hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi trong vùng khoang miệng. Và những nguyên nhân dưới đây chính là các tác nhân khiến hợp chất này bay hơi:
1.1. Hôi miệng tạm thời
Sử dụng các thực phẩm chứa các chất gây khô miệng, có thể kể đến như bia rượu, thuốc lá, các thực phẩm có lượng đường cao như sữa, thực phẩm cung cấp hàm lượng protein cao,... khi phân hủy trong miệng sẽ giải phóng ra các amino axit chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh. Từ đó dẫn đến tình trạng bị hôi miệng.
Hành, tỏi được xem là thực phẩm có hàm lượng lưu huỳnh cao. Khi ăn nhiều hành tỏi, hợp chất lưu huỳnh này có thể đi xuyên qua đường ruột vào máu, sau đó giải phóng vào phổi rồi bốc hơi ra ngoài.
Khi buổi sáng thức dậy, chúng ta đang ở trong tình trạng giảm sản xuất và tiết nước bọt. Gây khô miệng tạm thời và vì thế hơi thở buổi sáng của chúng ta cũng sẽ hơi có mùi, bị hôi miệng.
1.2. Hôi miệng do vi khuẩn
Vi khuẩn yếm khí phân giải protein Gram âm khiến cho hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi. Nguyên nhân này cũng tạo nên tình trạng bị hôi miệng ở nhiều người. Những vi khuẩn này thường tồn tại trong khoang miệng, chứa nhiều ở vùng ứ đọng của miệng. Một số vị trí điển hình là bề mặt lưỡi, kẽ giữa các răng, túi nha chu,...
1.3. Hôi miệng do nguyên nhân bệnh lí trong miệng
Các bệnh lí răng miệng như viêm nướu, nha chu, viêm quanh vùng trồng răng Implant, viêm quanh thân răng, áp xe sẽ gây ra hôi miệng.
- Vết lở loét, hoại tử,... hoặc do tác dụng của một số loại thuốc cũng gây nên hôi miệng.
- Tuổi tác gây giảm tiết nước bọt, sử dụng thuốc, hóa trị, xạ trị, hội chứng Sjogren cũng gây hôi miệng.
- Vệ sinh răng miệng không sạch, lớp cặn trên lưỡi hoặc nhiễm nấm Candida cũng khiến bạn bị hôi miệng.
- Các mảnh vụn thức ăn mắc kẹt tại các khí cụ chỉnh nha, răng giả,... cũng gây nên tình trạng bị hôi miệng.
- Các bệnh lí về xương như viêm tủy xương, hoại tử, viêm ổ răng khô và bệnh lí khác cũng gây nên bệnh hôi miệng.
1.4. Do các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác cũng khiến bạn bị hôi miệng như:
- Các bệnh lí về đường ruột, dạ dày, trào ngược dạ dày,...
- Nhiễm trùng mũi họng, rối loạn hô hấp có thể dẫn đến hôi miệng,...
- Các bệnh tiểu đường, gan, thận,... cũng là nguyên nhân dẫn đến việc hôi miệng.
- Bệnh lí di truyền: Hội chứng mùi cá ươn là một bệnh lí di truyền hiếm gặp. Cơ thể không chuyển hóa được trimethylamine có trong những thực phẩm có mùi tanh. Hóa chất này tích tụ nhiều bên trong cơ thể làm xuất hiện tình trạng bị hôi miệng.
2. Cách khắc phục tình trạng hôi miệng
Bị hôi miệng thường là trong ngắn hạn và sẽ hết mùi sau khi làm sạch kĩ càng. Bạn có thể xử lí bằng cách nhau kẹo cao su, súc miệng bằng nước muối, dùng xịt thơm miệng,... Đặc biệt là việc bổ sung nước thường xuyên để tránh khô miệng.
Trong trường hợp nếu bạn phát hiện bị hôi miệng kéo dài thì cần đến thăm khám chuyên khoa để bác sĩ kiểm tra. Từ đó xác định nguyên nhân của tình trạng hôi miệng và có biện pháp xử lí. Nếu có một số cặn bẩn, viêm nhiễm trong miệng như cao răng, mảng bám, sâu răng, viêm lợi,... thì cần được điều trị bằng can thiệp nha khoa.
Nếu bị hôi miệng không phải do những nguyên nhân trên hoặc đã thực hiện can thiệp nha khoa mà vẫn còn hôi miệng thì nên thăm khám tại các khoa tai – mũi – họng, tiêu hóa,...
Cách tốt nhất để ngăn ngừa việc bị hôi miệng chính là duy trì vệ sinh kĩ càng. Chú ý đánh răng ít nhất 2 lần/ngày chung với việc sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa, cạo lưỡi và nước súc miệng nếu có. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng hình thành mảng bám và sự phát triển của vi khuẩn.
Trên đây là những thông tin về tình trạng bị hôi miệng. Bạn có thể tham khảo để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục của từng nguyên nhân gây hôi miệng đó. Và đặc biệt cần chú ý thăm khám nha khoa định kì ít nhất 6 tháng một lần để duy trì sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Xem thêm: Đau răng sâu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất