Đau răng sâu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
Theo nhiều thống kê và nghiên cứu, Việt Nam có tới hơn 90% người mắc các bệnh lí răng miệng. Độ tuổi người bị sâu răng gia tăng theo từng năm. Và thậm chí là có hơn 80% người trưởng thành mắc sâu răng vĩnh viễn. Và bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về việc đau răng sâu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất.
1. Dấu hiệu răng bị sâu
Răng bị sâu là những vùng răng bị tổn thương vĩnh viễn trên bề mặt răng vĩnh viễn hoặc răng sữa. Khi bị sâu răng, bạn sẽ có cảm giác đau răng sâu và cực kì nhức nhối khó chịu. Cùng xem một số dấu hiệu răng bị sâu dưới đây:
Sâu răng giai đoạn 1: Giai đoạn 1 của sâu răng, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện những đốm trắng nhỏ. Điều này là do sự mất khoảng chất do bị axit từ vi khuẩn mảng bám ăn mòn.
Sâu răng giai đoạn 2: Bước sang giai đoạn 2 của đau răng sâu, những đốm trắng trên răng sẽ chuyển dần sang màu nâu. Khoáng trên men răng đang ngày một mất nhiều hơn.
Sâu răng giai đoạn 3: Đến giai đoạn 3, cảm giác đau răng sâu sẽ rõ ràng hơn vì sâu ăn vô ngà răng. Bạn sẽ có cảm giác đau nhức nhẹ hoặc ê buốt ở một số thời điểm tại răng bị sâu.
Sâu răng giai đoạn 4: Khi sâu răng đã phân hủy cả men răng và ngà răng, để lộ phần tủy răng. Bạn sẽ dễ xuất hiện tình trạng sưng tấy và đau nhức. Khi sâu răng đã ăn vào tủy như thế này, bạn nên thực hiện chữa tủy răng để tránh tuỷ tổn thương nặng đến mức phải hút tủy hoặc nhổ bỏ hoàn toàn răng đó.
Sâu răng giai đoạn 5: Đây là giai đoạn sâu đã phá hoại phần lớn tủy răng, bạn sẽ cảm thấy đau răng sâu trầm trọng. Đến lúc này bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh, điều trị dứt điểm bằng điều trị tủy hoặc thậm chí là nhổ răng vĩnh viễn.
2. Nguyên nhân gây đau răng sâu
Đau răng sâu là hệ quả của việc sâu răng, kết quả của quá trình vi khuẩn và axit ăn mòn men răng, ăn sâu vào tủy răng. Có thể liệt kê những nguyên nhân của việc đau răng sâu như sau:
Mảng bám trên bề mặt răng: Mảng bám răng là một màng dính trong suốt bao phủ răng. Theo thời gian, sẽ hình thành nên lớp cao răng trên răng. Cao răng không được làm sạch kịp thời sẽ khiến vi khuẩn trên cao răng ăn mòn răng. Từ đó hình thành nên sâu răng và đau răng sâu.
Vệ sinh răng miệng sai cách: Việc vệ sinh răng miệng sai cách cũng là nguyên nhân bắt nguồn của việc hình thành nên sâu răng. Thức ăn thừa còn sót lại là môi trường để vi khuẩn hình thành và phát triển. Việc không vệ sinh kĩ càng sẽ khiến vi khuẩn phát triển, tấn công vào răng gâu sâu răng.
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống chứa các thực phẩm nhiều đường, đồ ngọt, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Sử dụng các đồ uống có ga sẽ khiến axit nhiều hơn, tấn công và làm mòn men răng. Thói quen ăn vặt trước khi ngủ cũng là nguyên nhân chính gây nên sâu răng.
Trào ngược dạ dày: Việc trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân rất lớn gây nên sâu răng. Vì khi bị trào ngược, các axit từ dạ dày trào lên, làm mòn lớp men răng và gây tổn thương đáng kể. Khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công răng, gây sâu răng và đau răng sâu.
3. Cách điều trị đau răng sâu
Sâu răng đợi đến lúc đau răng sâu đã khá là nặng, sẽ có cách chữa trị riêng. Dưới đây sẽ nêu lên một số cách điều trị sâu răng:
Sử dụng Florua: Florua thường được sử dụng ở giai đoạn đầu của sâu răng, chưa có cảm giác đau răng sâu. Bôi Florua trên răng sẽ ngăn ngừa sâu răng tiến triển, khôi phục phần men răng đã mất.
Trám răng: Với sâu răng đã tiến triển thành các lỗ sâu, có cảm giác đau răng sâu thì có thể khắc phục bằng cách trám răng. Các nha sĩ sẽ loại bỏ sạch phần sâu răng sau đó sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám lại các lỗ sau.
Điều trị tủy: Nếu sâu răng ăn sâu vào tủy, đau răng sâu nặng thì nha sĩ sẽ thực hiện điều trị tủy để hút hết phần tủy hư hại. Sau đó tiến hành trám bít ống tủy để ăn nhai bình thường. Tuy nhiên, thông thường sau điều trị tủy các bác sĩ sẽ khuyên nên thực hiện bọc răng sứ vì chất dinh dưỡng nuôi dưỡng răng đã không còn. Răng dễ bị vỡ mẻ, bể ra sau quá trình điều trị tủy.
Đau răng sâu gây cảm giác khó chịu, nhức nhối và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Vì thế cần lưu ý để điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng nặng nề hơn đến sức khỏe răng miệng của bạn.