Có nên thực hiện lấy cao răng không? Quy trình và giá cả như thế nào?

Cao răng là lớp mảng bám cứng xuất hiện trên bề mặt răng. Không chỉ ảnh hưởng tính thẩm mỹ, cao răng còn là môi trường tích tụ rất nhiều vi khuẩn. Là nguy cơ tiềm ẩn gây nên các bệnh lí răng miệng thường gặp. Rất nhiều thắc mắc đặt ra về việc có nên lấy cao răng hay không? Quy trình và giá cả như thế nào? Nụ Cười Việt sẽ giải đáp hết những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

1. Lấy cao răng là gì?

Sau khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng, sẽ xuất hiện một lớp màng trên bề mặt răng. Lớp màng này có chất kết dính khiến mảnh vụn thức ăn dễ bám vào bề mặt răng, tạo thành các mảng bám. Quá trình vệ sinh răng miệng không thể nào làm sạch hoàn toàn mảng bám này. Và sau một thời gian, vi khuẩn, chất muối khoáng trong nước bọt cùng với các mảng bám tích tụ ngày càng nhiều thêm. Dần dần sẽ cứng lại và sậm màu hơn tạo thành lớp cao răng, hay còn gọi là vôi răng. Khi đã hình thành vôi răng, đánh răng không thể nào làm sạch hoàn toàn nó được nữa. Và cần thiết phải can thiệp chuyên khoa để thực hiện lấy cao răng.

Lấy cao răng hay còn gọi là cạo vôi răng, là quy trình làm sạch sâu của nha khoa. Được thực hiện bởi các nha sĩ, bác sĩ có tay nghề. Các bác sĩ sẽ sử dụng máy cạo vôi siêu âm để làm sạch các mảng bám bám trên bề mặt răng và viền nướu. Giúp cải thiện tình trạng thẩm mỹ cho răng. Đồng thời, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và các bệnh lí răng miệng khác.

2. Có nên thực hiện lấy cao răng không?

Lấy cao răng là một quy trình được các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu khuyên nên thực hiện định kì. Bởi nó không chỉ giúp ngăn ngừa hôi miệng, mang lại tính thẩm mỹ mà còn giúp phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lí răng miệng và phát hiện sâu răng sớm.

Đặc biệt là đối với những người đang mắc các bệnh lí răng miệng, các bệnh về nướu thì nên thực hiện lấy cao răng. Bởi cạo vôi răng có thể mang lại hiệu quả tích cực cho quá trình điều trị bệnh lí răng miệng của bạn.

Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người mà từng người sẽ có thời gian định kỳ lấy cao răng khác nhau. Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyến nghị lấy cao răng 6 tháng một lần. Trường hợp mắc các bệnh lí răng miệng và có sự chỉ định từ bác sĩ thì nên lấy cao răng thường xuyên hơn, thời gian sẽ là 3 tháng một lần.

3. Quy trình thực hiện cạo vôi răng

Bước 1: Thăm khám

Các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi thăm về các bệnh lí, triệu chứng mà bạn gặp phải. Trao đổi với bạn một số trường hợp có thể xảy ra khi thực hiện lấy cao răng như: răng ê buốt, chảy máu nướu răng,...

Bước 2: Kiểm tra cao răng

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra răng miệng kĩ càng để tìm ra cao răng. Nắm về tình trạng vôi răng hiện tại của bạn.

Bước 3: Sử dụng công cụ lấy cao răng

Các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy cao răng. Bạn có thể cảm thấy ê buốt nhẹ trong quá trình thực hiện lấy cao răng.

Một vài trường hợp khi lấy cao răng tại vị trí sát chân răng có thể xảy ra hiện tượng chảy máu. Đây là hiện tượng không đáng lo ngại và thường gặp. Miễn là bạn lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện lấy vôi răng.

Bước 4: Đánh bóng bề mặt răng

Sau khi hoàn tất việc loại bỏ cao răng, các bác sĩ sẽ tiến hành đánh bóng và làm mịn bề mặt răng. Giúp răng được sáng màu hơn, đồng thời hạn chế cao răng quay trở lại.

Bước 5: Vệ sinh răng miệng và dặn dò

Kết thúc việc lấy cao răng, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn vệ sinh răng miệng lại. Trong trường hợp bạn mắc các bệnh lí răng miệng thì có thể được kê một số loại thuốc hỗ trợ điều trị. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng sau khi về nhà. Giúp cho quá trình vệ sinh răng miệng của bạn hiệu quả hơn.

4. Lấy cao răng bao nhiêu tiền?

Chi phí trọn gói cho một lần lấy cao răng tại các cơ sở uy tín sẽ nằm trong khoảng 100.000 – 300.000 đồng. Mức giá có thể có sự điều chỉnh tùy vào chương trình ưu đãi tại địa chỉ bạn lựa chọn.

Mặc dù lấy cao răng rất phổ biến và ít được để ý nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn. Nên thực hiện đánh răng, dùng chỉ nha khoa hàng ngày kết hợp với lấy cao răng định kì để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng dài lâu!

Xem thêm: Cạo vôi răng và những thông tin nhất định phải nhớ