Cạo vôi răng và những thông tin nhất định phải nhớ
Vôi răng là những mảng bám trên răng gất mất thẩm mỹ và sự duyên dáng của nụ cười. Đây còn là nơi trú ngụ của những vi khuẩn gây nên các bệnh lí răng miệng. Thế nhưng rất nhiều người còn chưa biết những thông tin về vôi răng và tác hại của nó như thế nào. Xem thêm ở bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về cạo vôi răng và những thông tin nhất định phải nhớ.
1. Vôi răng là gì?
Sau khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng, sẽ xuất hiện một lớp màng trên bề mặt răng. Lớp màng này được gọi là màng Bìofirm. Nó cực kì mềm, mỏng nên mắt thường của chúng ta không thể thấy được. Thế nhưng nó lại có chất kết dính khiến mảnh vụn thức ăn dễ bám vào bề mặt răng, tạo thành các mảng bám. Mảng bám này có thể được lấy đi nhờ quá trình vệ sinh răng miệng. Thế nhưng cũng không hoàn toàn làm sạch được hoàn toàn lớp màng này.
Sau một thời gian, vi khuẩn, chất muối khoáng trong nước bọt cùng với các mảng bám tích tụ ngày càng nhiều thêm. Dần dần sẽ cứng lại và sậm màu hơn tạo thành lớp cao răng, hay còn gọi là vôi răng. Khi đã hình thành vôi răng, đánh răng không thể nào làm sạch hoàn toàn nó được nữa. Và cần thiết phải can thiệp chuyên khoa để thực hiện cạo vôi răng.
2. Vôi răng trông như thế nào?
Vôi răng sẽ được chia làm hai loại, nhưng dù là loại nào thì cũng cần thực hiện cạo vôi răng.
Vôi răng nước bọt: Là mảng bám thường xuất hiện trên bề mặt răng, kẽ răng và trên lợi. Vôi răng nước bọt thường có màu vàng nhạt, vàng nâu hoặc nâu đỏ. Do các muối calci trong nước bọt kết dính trên mảng bám của vụn thức ăn. Loại vôi răng này bạn bạn có thể dễ dàng để nhìn thấy bằng mắt thường.
Vôi răng huyết thanh: Thường xuất hiện trên bề mặt răng, kẽ răng và dưới lợi. Vôi răng huyết thanh thường có màu đen, nâu đen và cực kì cứng, rất khó để làm sạch. Chúng được tạo thành bởi lợi viêm chảy máu, phần huyết thanh trong máu bám vào vôi răng nước bọt. Vôi răng huyết thanh tạo điều kiện cực kì thuận lợi cho vi khuẩn pháp triển. Vì thế mà khi bị cao răng loại này thường dẫn đến viêm lợi nặng.
3. Vì sao nên thực hiện cạo vôi răng?
Vôi răng, mảng bám là những phần cặn bã tồn tại trong miệng. Tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại phát triển. Đặc biệt, vôi răng còn là nguyên nhân dẫn đến những bệnh lí ảnh hưởng sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể cũng như tính thẩm mỹ:
Vôi răng thường có màu sắc khác so với màu răng thật, gây sự tương phản đối lập trên răng. Từ đó gây mất thẩm mỹ cho nụ cười cực kì trầm trọng.
Các vi khuẩn tụ lại trên vôi răng và mảng bám sẽ phân hủy thức ăn thừa còn sót lại. Kết hợp với viêm lợi chảy máu gây hôi miệng. Điều này còn dẫn đến sự thiếu tự tin trong giao tiếp của chính bạn.
Vi khuẩn bám trên vôi răng và mảng bám sẽ gây nên hiện tượng lên men đường trong thức ăn. Tạo thành acid ăn mòn men và ngà răng. Dễ dẫn tới sâu răng do men và ngà răng trở nên yếu hơn.
Vi khuẩn bám trên vôi răng và mảng bám sẽ tàn phá tổ chức quanh răng. Tạo thành viêm lợi: lợi sưng đỏ, phù nề, chảy máu. Tuy nhiên, bệnh lí này có thể khỏi hoàn toàn nhờ loại bỏ cao răng và duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách. Một số trường hợp, viêm lợi không được điều trị khiến cao răng hình thành ở cả trên lợi, dưới lợi dẫn đến tụt lợi, mưng mủ, mất xương giữ răng, viêm nha chu,... Dần dần có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn. Thậm chí là hiện tượng mất răng hàng loạt, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và mức độ thẩm mỹ.
4. Sau khi cạo vôi răng nên lưu ý những gì?
Sau khi tiến hành cạo vôi răng tại các địa chỉ uy tín, bạn nên để ý một vài lưu ý sau:
Tránh sử dụng thức ăn, nước uống quá nóng hay quá lạnh trong thời gian đầu gây ê buốt răng.
Tránh sử dụng các thực phẩm, đồ uống có màu như cà phê, rượu vang, trà, thuốc lá,... sẽ gây hình thành mảng bám sau đó.
Nghe theo sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ sau khi cạo vôi răng.
Cạo vôi răng định kì 6 tháng một lần sau đó để giữ răng miệng luôn sạch sẽ.
Có thể thấy, cạo vôi răng là cực kì cần thiết để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ. Bạn nên lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, quen thuộc để tiến hành cạo vôi răng định kì các năm. Giúp cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể luôn đảm bảo.
Xem thêm: Răng ê buốt – Làm sao để khắc phục