Răng ê buốt – Làm sao để khắc phục

Răng ê buốt gây khó chịu và cản trở chúng ta rất nhiều trong việc ăn uống. Hơn thế nữa, nó còn khiến chúng ta gặp một số vấn đề về sức khỏe hay sinh hoạt hàng ngày. Đó là lí do mà các bác sĩ luôn có những lời cảnh báo về tình trạng này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết lí do vì sao răng bị ê buốt và nắm thông tin về cách khắc phục tình trạng này.

1. Tình trạng răng ê buốt là như thế nào?

Răng chúng ta có ba bộ phận chính đó là tủy răng, ngà răng và men răng. Men răng là một lớp chất cứng nằm phía ngoài cùng của răng. Dùng để bảo vệ lớp ngà răng và tủy răng. Men răng chứa một hàm lượng khoáng chất cao nhất trong cơ thể người nên thường được xem là phần cứng nhất của cơ thể. Tuy nhiên, cứng nhất không đồng nghĩa với việc không thể bị hư hại. Nếu bạn không chăm sóc răng đúng cách có thể khiến lớp men răng bị bào mòn. Một khi men răng bị bào mòn thì không thể phục hồi vì không có tế bào sống, dẫn đến ê buốt răng.

Răng ê buốt là tình trạng răng ê, nhức nhối, khó chịu khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích như đồ nóng, chua, ngọt, lạnh,... Một khi răng bị ê buốt thì sẽ cực kì nhạy cảm. Phải chú ý khi muốn ăn hay uống bất kì loại thực phẩm nào. Khi ăn các loại thực phẩm chua, ngọt, lạnh, nóng hoặc có không khí tiếp xúc với răng, dây thần kinh ở răng bị tác động và kích thích. Từ đó gây đau nhói đột ngột, buốt răng cực kì khó chịu. Ngoài việc ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày, ê buốt răng còn ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc người bệnh.

2. Nguyên nhân của việc răng ê buốt

Nguyên nhân gây nên răng ê buốt chính là men răng bị mòn, và những tác nhân sau đây sẽ gây nên mòn men răng:

Dùng sai loại bàn chải: Một số loại bàn chải có lông cứng, khi sử dụng một thời gian sẽ gây mòn men răng. Tổn thương đến răng và cả phần nướu răng. Vì thế nên các bác sĩ thường khuyên dùng các loại bàn chải có sợi lông mềm, phù hợp với tình trạng răng miệng mỗi người.

Đánh răng sai cách: Đánh răng tưởng chừng là việc dễ dàng nhưng phần lớn mọi người lại đang đánh răng sai cách. Và việc chải răng quá mạnh sẽ khiến men răng bị mòn, gây ê buốt răng.

Bệnh lí răng miệng: Một số bệnh lí răng miệng khiến men răng bị mòn, tụt nướu, răng nhạy cảm hơn. Vì thế mà răng cũng dễ dàng bị ê buốt.

Răng bị nứt: Vì một vài chấn thương có thể gây nứt, mẻ răng. Việc này sẽ làm lộ phần ngà răng và tủy răng, các dây thần kinh sẽ lộ ra và dễ dàng bị kích thích gây ê buốt răng.

Tẩy trắng răng: Tẩy trắng răng là một phương pháp thẩm mỹ răng giúp răng trắng sáng. Tuy nhiên, trong các chất làm trắng răng thường có peroxide gây suy yếu men răng, gây ê buốt. Vì vậy, trước khi thực hiện tẩy trắng răng bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về tình trạng răng của mình.

Sử dụng các thực phẩm có tính axit: Các chất axit có trong một số loại thực phẩm có thể gây mòn men răng. Các loại thực phẩm có thể kể đến như trái câu họ cam quýt, dưa chua, nước có ga, trà,...

3. Cách khắc phục tình trạng này

Khi bị mòn men răng, răng bị ê buốt sẽ cực kì khó chịu cho bạn, vì thế hãy tham khảo qua các cách sau đây để giảm ê buốt cho răng:

Lựa chọn kem đánh răng chứa fluoride

Khi bị mòn men răng bạn nên lựa chọn kem đánh răng có chứa flouoride để giúp giảm ê buốt răng. Cùng với đó là vệ sinh răn miệng đúng cách, chải răng ít nhất 2 lần/ngày. Giúp hạn chế vi khuẩn ăn mòn men răng. Giảm đi nguy cơ các bệnh lí răng miệng tác động lên răng. Bạn có thể kết hợp đánh răng bằng nước ấm để tránh gây ê buốt răng.

Duy trì chế độ ăn uống khoa học

Bạn nên loại bỏ những thức ăn, thức uống có chứa nhiều axit. Giảm tối thiểu việc ăn mòn men răng của thực phẩm. Đồng thời, tránh ăn các đồ ăn, thức uống quá nóng, quá lạnh, quá ngọt hoặc quá chua.

Bạn cũng cần bổ sung các loại thực phẩm có nhiều chất xơ và canxi như táo, chuối, sữa,... Những thực phẩm này sẽ giúp răng chắc khỏe, có đầy đủ các khoáng chất và ít bị ăn mòn hơn. Giảm phần nào sự ê buốt răng.

Thăm khám tại nha khoa

Ngoài việc điều chỉnh các thói quen sinh hoạt, bạn có thể đến ngay địa chỉ nha khoa uy tín. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và có biện pháp xử lí cho tình trạng ê buốt răng của bạn. Tốt nhất bạn nên thực hiện thăm khám định kì 6 tháng/lần tại các nha khoa uy tín. Từ đó có hướng xử lí kịp thời, tránh dẫn đến các bệnh lí nặng hơn.