Không mọc răng khôn có ảnh hưởng gì không?

Răng khôn là răng mọc cuối cùng trong khoang miệng của mỗi người. Thường bắt đầu mọc khi đến tuổi trưởng thành và kết thúc ít thời gian sau đó. Trong cung hàm của mỗi người có thể không có vị trí dành cho răng khôn. Vì vậy một số người khi mọc răng khôn có thể gặp tình trạng bất thường. Thế nên, không mọc răng khôn có ảnh hưởng gì không?

1. Tình trạng không mọc răng khôn

Là răng mọc cuối cùng trên cung hàm, thường bắt đầu mọc từ độ tuổi 16 – 25 tuổi. Thông thường sẽ có 4 răng khôn ở cả hàm trên và hàm dưới. Nhưng có một số người chỉ mọc 1 răng, 2 răng hoặc 3 răng khôn. Nhưng có một số người qua độ tuổi trên mà không mọc răng khôn lại gây lo lắng. Trường hợp này xảy ra thường sẽ thuộc hai trường hợp. Không mọc răng khôn có thể là do không mọc hoặc mọc răng khôn muộn. Nhiều người đến giai đoạn sau 40 tuổi vẫn có thể do mọc răng khôn muộn.

Răng khôn mọc sớm hay muộn là do cơ địa và thể chất của mỗi người. Một số trường hợp răng khôn đã mọc, nhưng mọc ẩn sâu vào trong nướu. Làm người ta hay hiểu nhầm là răng khôn không mọc. Một số trường hợp thì mọc ẩn tận mấy cái răng khôn ở sâu trong xương hàm.

2. Vì sao lại không mọc răng khôn

Nhiều người không mọc răng khôn và có thể trở nên lo lắng. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc không mọc răng này bao gồm:

Do di truyền: Bố mẹ trước đây không mọc răng khôn thì con cũng có thể không mọc. Hoặc bố hoặc mẹ không mọc đủ thì con cũng có thể không mọc đọc hoặc không mọc luôn.

Thói quen: Môi trường và chế độ ăn nhai cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng này. Thói quen sống, ăn uống có thể phần nào ảnh hưởng đến cung hàm. Vì thế mà răng khôn có thể không mọc giống như bình thường.

Răng mọc ngầm: Một trường hợp mà nhiều người hiểu nhầm là răng khôn không mọc. Thực chất hiện nay tỉ lệ răng khôn mọc thẳng là cực kì ít. Hầu như răng khôn bây giờ mọc đều là mọc ngầm, mọc nằm ngang hoặc mọc ẩn sâu dưới nướu,... Nghiêm trọng hơn là tình trạng răng khôn mọc đâm vào răng số 7 ở bên cạnh. Ảnh hưởng đến răng số 7 và lâu dần có thể gây hư hại răng số 7. Với trường hợp này thì nên để bác sĩ kiểm tra và phải nhổ răng khôn khi cần thiết.

3. Ảnh hưởng gì với tình trạng này

Nếu cả cung hàm của bạn chỉ có 28 răng thì cũng không sao hết. Nhiều người mọc một hai răng khôn xong không mọc thêm nữa cũng chẳng sao. Không nhất thiết lúc nào cũng phải mọc đủ 32 răng. Việc tiêu biến dần của răng khôn là đúng, vì chúng ta đã không cần đến chức năng của nó. Không mọc răng khôn không hề ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Như nhiều người mọc đủ bốn răng khôn nhưng răng mọc lệch, mọc nằm ngang,... Thì càng bị ảnh hưởng nhiều hơn so với người không mọc. Tiêu biểu như các triệu chứng như cảm, sốt, đau nhức kéo dài,... mỗi lần mọc răng khôn.

Ngoài ra, việc là chiếc răng cuối cùng trong cung hàm mọc khiến cung hàm không còn đủ vị trí cho nó. Răng khôn có thể mọc chẹt và gây khó khăn rất nhiều cho việc vệ sinh. Vì thế còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lí răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy,... Gây khó chịu và đau nhức cho người có răng khôn, thậm chí là có các ảnh hưởng khác.

Tổng kết lại, việc không mọc răng khôn không ảnh hưởng gì đến bạn. Người không mọc những chiếc răng này vẫn có thể ăn nhai một cách bình thường. Cung hàm vẫn hoàn chỉnh và không bị vấn đề gì về sức khỏe răng miệng. Trường hợp nếu bạn vẫn còn quá lo lắng thì có thể liên hệ cơ sở nha khoa uy tín để tiến hành kiểm tra.