Cách trị mòn men răng cực kì hiệu quả

Men răng là loại mô cứng nhất trong cơ thể của chúng ta. Tuy là cứng nhất nhưng không phải là không bị hư hại. Lớp men răng có thể bị mòn dần nếu bạn không biết chăm sóc răng miệng một cách cẩn thận. Mòn men răng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ nụ cười rất lớn. Khiến hàm răng của bạn luôn trong tình trạng xỉn màu. Tham khảo bài viết để biết cách điều trị tình trạng này một cách hiệu quả nhất.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng mòn men răng

Mòn men răng là tình trạng không hề hiếm gặp ở bất kì độ tuổi nào. Nếu bạn không chăm sóc răng miệng cẩn thận thì tình trạng men răng bị mòn có thể xảy ra. Vì thế, muốn men không bị mòn thì nên nắm rõ những nguyên nhân tạo thành và phòng tránh nó.

1.1. Mòn men vì các tác nhân vật lí

Đây là tình trạng mòn men răng do các răng va chạm với nhau gây mòn men, Nếu bạn thường xuyên nghiến răng, răng sẽ sớm bị mòn. Đặc biệt, việc mòn này không chỉ dừng lại ở men răng mà còn là cả ngà răng. Có một số người nghiến răng là do thói quen xấu không bỏ được. Lâu dần sẽ khiến men răng bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, có một số người mòn men do nghiến răng trong vô thức. Việc này xảy ra trong lúc ngủ, bạn thường xuyên nghiến răng trong một thời gian dài. Việc này rất khó để thay đổi và sau một thời gian men răng sẽ bị mòn.

Nguyên nhân gây mòn men răng mà bạn ít nghĩ đến nữa đó là đánh răng sai cách. Việc bạn đánh răng sai cách có thể gây nên mòn men. Các thói quen xấu như cắn nắp chai, cắn đầu thuốc lá hay cắn các vật cứng cũng làm lớp men răng bị bào mòn dần dần.

1.2. Mòn men do tác động từ bên ngoài

Khi răng bị chấn thường, xuất hiện các vết hở cũng gây nên hiện tượng mòn men. Cuộc sống hàng ngày không thể phòng tránh được việc bị chấn thương. Và khi răng bạn xuất hiện các vết nứt, các liên kết trên răng sẽ không còn chắc chắn. Có thể xuất hiện tình trạng mòn men răng sau đó.

Ngoài ra, việc stress, ma sát từ các vật lạ, chế độ ăn uống sử dụng nhiều đường và tinh bột cũng có thể khiến bạn bị mòn men răng. Việc tiêu thụ quá nhiều những loại nước ngọt cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn bị mòn men răng nếu bạn không để ý kĩ.

1.3 Mòn men do tác nhân hóa học

Đây là nguyên nhân mòn men răng mà nhiều người gặp phải nhất. Một số người mắc các bệnh về đường tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) khiến các axit từ dạ dày làm mòn răng. Lớp men răng ngoài cùng sẽ bị mòn dần dần.

Một trong những nguyên nhân gây mòn lớp ngoài cùng của răng mà không ai ngờ tới là thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc kháng sinh aspirin, kháng histamin nếu sử dụng nhiều sẽ gây mòn men mà ta không thể biết được. Lâu dần men răng sẽ bị mài mòn và khó có thể phục hồi được. Đặc biệt, lạm dụng thuốc kháng sinh cũng không hề tốt cho cơ thể.

2. Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mòn men răng

Răng xỉn màu: Biểu hiện dễ thấy nhất của việc mòn men răng chính là răng bị xỉn màu. Răng không còn độ trong bóng hoàn hảo nữa mà có thể đổi màu sang màu ố vàng. Điều này không hề giống với răng bị nhiễm màu. Khi lớp ngoài cùng của răng bị mòn sẽ lộ ra lớp ngà răng. Màu răng bị vàng nhẹ hoặc đốm lỗ chỗ phần trắng phần bị ố màu.

Bề mặt nhẵn và bóng loáng: Bề mặt răng không phải cứ nhắn và bóng loáng là đẹp. Men răng là một lớp khoáng chất ở trên răng, nó có độ bóng vừa phải. Nếu răng bị bóng loáng quá mức chứng tỏ phần khoáng chất trên răng đã bị mất dần.

Nhạy cảm với nhiệt độ: Việc mòn men răng có thể khiến răng nhạy cảm với nhiệt độ, hương vị. Khi bạn ăn những món ăn quá cay, nóng hoặc lạnh có thể có cảm giác răng ê buốt. Bởi lớp men ngoài cùng bị mòn khiến răng đã trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Ngoài cảm giác ê buốt còn có thể xuất hiện tình trạng nặng hơn là cảm giác đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, việc này chỉ xuất hiện theo cơn và trong thời gian ngắn. Khác hoàn toàn với việc đau do sâu răng nặng.

Xuất hiện các vết lỗ trên răng: Cũng là một dấu hiệu của việc mòn men răng. Răng xuất hiện lỗ nhỏ ở bề mặt ăn nhai là một biểu hiện của việc này mà bạn cần chú ý kĩ.

3. Cách khắc phục tình trạng men bị mòn

Răng không giống như bất kì bộ phận nào trên cơ thể, vì nó không có tính phục hồi. Khi men răng đã bị mòn thì không thể phục hồi được như trước. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu quá trình mòn men răng thì có thể có các biện pháp để ngăn ngừa:

Hạn chế ăn những thức uống, đồ ăn có tính axit cao như nước chanh, nước trái cây họ cam quýt, nước ngọt có gas,... Nếu ăn những đồ ăn, đồ uống có tính axit cao thì có thể ăn trong bữa ăn. Ăn kèm cùng những đồ ăn khác và súc miệng thật kĩ sau khi ăn. Loại bỏ axit bám trên răng.

Uống sữa hoặc ăn pho mát sau mỗi bữa ăn để loại bỏ axit thừa còn lại trong miệng. Với những thức ăn nhanh có nhiều mảnh vụn, khi ăn xong nên đánh răng để tránh thức ăn thừa dính trên răng. Hoặc nếu không thể đánh răng thì nên hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh.

Nhai kẹo cao su không đường để làm tăng quá trình tiết nước bọt có thể hạn chế mòn men răng. Khi nhai kẹo cao su, tuyến nước bọt tiết gấp 10 lần bình thường. Trong nước bọt có các khoáng chất rất có lợi cho men răng.

Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor để cung cấp cho răng các khoáng chất. Răng sẽ chắc khỏe hơn khi được cung cấp khoáng chất thường xuyên. Tình trạng mòn men răng sẽ hạn chế hơn rất nhiều.

Cách tốt nhất để kiểm tra tình trạng mòn men răng của bạn chính là định kì 6 tháng một lần tới nha khoa. Bạn sẽ được các bác sĩ chuyên môn kiểm tra tình trạng răng miệng. Hơn hết, bạn sẽ được hướng dẫn các biện pháp xử lí phù hợp nhất với bản thân. Điều cần lưu ý là bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín để chăm sóc răng miệng một cách tốt hơn.