NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG CÓ TRỒNG IMPLANT ĐƯỢC KHÔNG?

Việc trồng Implant đã trở thành giải pháp phục hồi răng mất tối ưu nhờ tính thẩm mỹ, độ bền cao và khả năng ăn nhai như răng thật. Tuy nhiên, với những người đang mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, nhiều người vẫn lo lắng: “Người bị tiểu đường có trồng Implant được không?”

Cùng Nụ Cười Việt giải đáp thắc mắc này với góc nhìn chuyên môn và kinh nghiệm điều trị thực tế qua bài viết dưới đây.

người bị tiểu đường có trồng implant được khôngNgười bệnh tiểu đường có trồng Implant được không?

1. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ GÌ? 

Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate do thiếu hụt hoặc đề kháng insulin, khiến đường huyết trong máu luôn ở mức cao hơn bình thường.

bệnh tiểu đường là gìBệnh tiểu đường là gì?

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh được chia thành:

Tiểu đường type 1: Đây là loại tiểu đường do tế bào beta của tuyến tụy bị phá huyt gây giảm tiết insulin hoặc không tiết ra insulin, khiến lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, không thể điều hòa lượng đường trong máu, bắt buộc phải tiêm insulin suốt đời. Thường xảy ra ở trẻ em và những người trẻ tuổi. 

Tiểu đường type 2: Đa số xuất hiện ở người lớn tuổi, người trưởng thành. Ở bệnh này, insulin do tuyến tụy tiết ra mặc dù đạt số lượng như người bình thường nhưng lại giảm, hoặc không có vai trò điều hòa lượng đường trong máu do giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin. Bệnh có thể kiểm soát bằng thuốc uống, chế độ ăn và tập luyện.

Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường bao gồm:

  • Bệnh lý tim mạch (cao huyết áp, đột quỵ)

  • Bệnh thận mạn tính

  • Rối loạn thần kinh ngoại biên

  • Loét chân – hoại tử do nhiễm trùng

  • Suy giảm miễn dịch và khả năng lành thương chậm

Tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng mà còn có tác động rất lớn đến vùng miệng – hàm mặt, đặc biệt là:

  • Viêm nha chu (bệnh nướu): Do đường huyết cao làm tăng vi khuẩn có hại trong khoang miệng, gây tụt nướu, lung lay răng.

  • Khô miệng: Do giảm tiết nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

  • Khả năng lành thương kém: Khi nướu bị tổn thương hoặc sau phẫu thuật, vùng mô mềm của người tiểu đường sẽ lâu lành hơn người bình thường.

2. NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG CÓ TRỒNG IMPLANT ĐƯỢC KHÔNG?

Nhiều nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng, người bị tiểu đường type 2 nếu kiểm soát đường huyết tốt (HbA1c < 7%) vẫn có thể cấy ghép Implant thành công với tỷ lệ gần tương đương người bình thường. Do đó, người bị tiểu đường vẫn có thể trồng Implant được, nhưng phải có đánh giá cẩn thận và có điều kiện rõ ràng.

người bị tiểu đường vẫn có thể trồng implant được

Người bị tiểu đường vẫn có thể trồng Implant được

Trên thực tế, người bị bệnh tiểu đường sẽ nằm trong nhóm người chống chỉ định khi thực hiện cấy ghép Implant. Nguyên do có thể người mắc bệnh này máu sẽ khó đông, lương đường huyết tăng cao và lưu lượng máu thất thường làm cho vết thương khó lành. 

Bên cạnh đó, chức năng xử lý mô của bạch cầu cũng sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến việc thực hiện các thao tác bóc tách, tiểu phẫu sẽ có thời gian lâu hơn so với người bình thường. 

Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường thường hay gặp các bệnh lý ở răng miệng khiến việc cấy ghép răng gặp khó khăn hơn. Vì vậy, để có thể cấy ghép răng, điều quan trọng là người bệnh cần kiểm soát tốt, ổn định mức đường huyết trong giới hạn cho phép. 

3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG TRỒNG IMPLANT AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Tuy có nhiều tiềm ẩn một số nguy cơ cao hơn người thường khi cấy ghép Implant nhưng trong một số trường hợp, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể cấy ghép Implant được. Và để thực hiện điều đó một cách hiệu quả, bệnh nhân cần đến thăm khám tại nha khoa uy tín và làm các xét nghiệm, chụp phim để kiểm tra mật độ xương hàm cũng như lượng đường trong máu, chỉ tiêu sinh hóa. 

thực hiện các xét nghiệm trước khi trồng implant

Kiểm tra các chỉ số sức khỏe, xét nghiệm trước khi có kế hoạch trồng implant cụ thể

Để đảm bảo an toàn và thành công lâu dài khi cấy ghép Implant, người bệnh tiểu đường cần đảm bảo:

Kiểm tra các chỉ số sức khỏe

– Kiểm tra chỉ số đường huyết
Trường hợp nếu người bị bệnh tiểu đường có mức đường huyết quá thấp (dưới 70 mg/dL), bệnh nhân có thể cần nhận dung dịch dextrose. Nếu mức đường huyết từ 70 - 250 mg/dL, bệnh nhân có thể cần nhận dịch truyền thông thường để giữ cho tính mạch mở. Nếu mức đường huyết từ 250 - 300 mg/dL, bệnh nhân có thể cần tiêm insulin.

– Kiểm tra chỉ số HbA1c (Hemoglobin A1c)
Đây là xét nghiệm máu kiểm tra mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân trong khoảng 2 - 3 tháng. Nếu HbA1c thấp cho thấy mức đường huyết đã được kiểm soát tốt. Xét nghiệm HbA1c cũng là yếu tố quan trọng giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ biến chứng liên quan đến tiểu đường và quyết định bệnh nhân phù hợp để tiến hành phẫu thuật cấy ghép răng hay không.

– Kiểm tra chỉ số CRP (C-reactive protein)
Chỉ số CRP (C-reactive protein) giúp đánh giá mức độ viêm nhiễm trong cơ thể. Mức CRP cao chỉ ra cơ thể bệnh nhân đang có tình trạng viêm nhiễm. 

- Kiểm tra các bệnh lý mãn tính ở người bệnh (nếu có)

Ngoài tiểu đường, bệnh nhân nhất là người cao tuổi còn dễ bị cao huyết áp. Cấy ghép implant cũng cần đặc biệt lưu ý với trường hợp này. 

Khám tổng quát kỹ lưỡng

  • Chụp CT Cone Beam để kiểm tra mật độ xương, tình trạng tiêu xương hàm

  • Điều trị triệt để các bệnh răng miệng trước khi tiến hành cấy ghép như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…

Chọn nha khoa chuyên sâu về cấy ghép Implant 

  • Bác sĩ có kinh nghiệm xử lý ca Implant phức tạp

  • Có đầy đủ thiết bị hỗ trợ phẫu thuật, hệ thống phòng phẫu thuật vô trùng tuyệt đối

  • Quy trình điều trị phối hợp giữa bác sĩ nha khoa và bác sĩ nội tiết

Chăm sóc hậu phẫu đúng cách

Với những bệnh nhân tiểu đường mới điều trị cấy ghép Implant xong, bạn cần lưu ý những điều sau: 

  • Tránh vận động hàm mạnh để giúp vết thương mau phục hồi. 

  • Đánh răng với bàn chải có đầu nhỏ, lông mềm khoảng 2 lần/ngày. Không được chải răng quá mạnh vì có thể gây tổn thương cho mô nướu. Sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng chuyên dụng nhằm làm sạch khoang miệng triệt để nhất.

  • Thời gian đầu, ưu tiên các món ăn mềm, mịn, nhuyễn như cháo, súp, sinh tố, nước ép. Tránh ăn thịt bò, rau muống, đồ nếp trong tuần đầu. 

  • Kết hợp chườm đá lạnh và uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc kháng sinh bên ngoài khi chưa được sự cho phép.

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh để cân bằng chất dinh dưỡng.

  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia, hạn chế chất béo, đồ dầu mỡ và tinh bột.

  • Tái khám định kỳ để bác sĩ phát hiện và đưa ra những cách giải quyết kịp thời

4. LỢI ÍCH CỦA TRỒNG IMPLANT ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG

lợi ích trồng implant cho người bị tiểu đường

Khi được chỉ định đúng và thực hiện đúng quy trình, trồng Implant sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người bệnh tiểu đường:

  • Cải thiện khả năng ăn nhai, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giảm biến chứng dạ dày

  • Khôi phục thẩm mỹ khuôn mặt, tăng sự tự tin trong giao tiếp

  • Ngăn ngừa tiêu xương hàm – một hậu quả phổ biến sau khi mất răng

  • Dễ chăm sóc hơn răng giả tháo lắp, ít gây viêm nướu

  • Tăng chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ

Người bị tiểu đường hoàn toàn có thể trồng Implant, nếu được kiểm soát tốt bệnh lý và điều trị tại trung tâm uy tín. Việc khôi phục lại răng mất không chỉ giúp ăn nhai ngon miệng, mà còn góp phần duy trì sức khỏe tổng thể và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Tại Nha khoa Nụ Cười Việt, chúng tôi đã tiếp nhận và điều trị thành công nhiều ca cấy ghép Implant cho người tiểu đường từ mức nhẹ đến trung bình. Với đội ngũ bác sĩ Implant hơn 10 năm kinh nghiệm cùng hệ thống xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về độ an toàn và hiệu quả điều trị. Đặc biệt, quý khách hàng trên 55 tuổi khi đến trồng Implant sẽ được tặng thêm gói chăm sóc sức khoẻ tổng quát gồm lấy máu xét nghiệm và tư vấn chuyên sâu 1:1 tại nhà.

Hy vọng với những chia sẻ trên, Cô Chú/ Anh Chị sẽ có thêm thông tin hữu ích để thực hiện việc phục hồi răng mất của mình. Nếu quan tâm về trồng răng Implant cho người tiểu đường và cần tư vấn nhiều hơn về chi phí trồng răng Implant giá bao nhiêu, liên hệ đặt lịch qua Hotline 089.919.6854 ngay nhé!