Khi nào nên thực hiện khám răng cho bé? Các bệnh lí răng miệng thường gặp
Sức khỏe răng miệng của bé là một trong những điều khiến bậc cha mẹ cực kì quan tâm. Và để kịp thời phát hiện các bệnh lí răng miệng để chữa trị, khắc phục thì cần thực hiện khám răng cho bé định kì. Vậy khi nào nên thực hiện khám răng cho bé? Các bệnh lí răng miệng nào thường găp ở trẻ? Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ ràng cho bạn về vấn đề này.
1. Khi nào nên thực hiện khám răng cho bé?
Các bác sĩ, chuyên gia chuyên sâu hàng đầu luôn khuyên nên khám răng cho bé định kỳ 6 tháng hoặc 12 tháng một lần. Thực hiện khám răng cho bé sẽ giúp bác sĩ sớm phát hiện được các bệnh lí răng miệng của bé. Từ đó có thể kịp thời có biện pháp chữa trị, xử lí bệnh lí răng miệng.
Với các bé đang trong giai đoạn mọc răng, ba mẹ cũng nên khám răng cho bé. Bởi điều này sẽ giúp phát hiện tình trạng mọc răng của bé có bình thường không. Có sự sai lệch khớp cắn trong quá trình mọc răng vĩnh viễn. Từ đó có sự can thiệp và điều chỉnh để hàm răng của bé phát triển bình thường. Việc khám răng cho bé một cách thường xuyên sẽ được bác sĩ tư vấn một số cách hữu ích cho sức khỏe răng miệng trẻ. Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng đúng, cách xử lí khi bé mọc răng hay loại bỏ một số thói quen xấu của trẻ.
Thêm vào đó, việc khám răng cho bé thường xuyên còn hình thành cho bé một thói quen chăm sóc răng miệng. Giữ cho răng miệng của bé luôn khỏe mạnh. Không chỉ là ở độ tuổi này mà còn duy trì thói quen tốt chăm sóc răng miệng sau khi trưởng thành.
2. Các bệnh lí răng miệng thường gặp khi khám răng cho bé
Các bé đang ở độ tuổi chưa có ý thức về chăm sóc răng miệng nhiều, vì thế mà thường mắc các bệnh lí răng miệng. Dưới đây là một vài bệnh lí răng miệng thường gặp khi khám răng cho bé:
Sún răng: Là bệnh lí răng miệng mà trẻ em thường gặp khi khám răng cho bé. Nguyên nhân là do thói quen và sở thích thường xuyên ăn đồ ngọt của trẻ, cùng với đó là việc vệ sinh răng miệng không kĩ càng hoặc thiếu hụt men răng. Sún răng sẽ ít gây đau nhức đến trẻ, có màu đen và ăn vào chân răng, khiến răng mủn và tiêu biến dần.
Sâu răng: Tuy có cùng nguyên nhân nhưng sâu răng lại tấn công trên bề mặt răng của trẻ, sau đó mới ăn dần sâu vào bên trong. Sâu răng gây đau nhức hoặc ê buốt, gây bất tiện và khó chịu cực lớn cho trẻ.
Viêm nướu: Viêm nướu là do vệ sinh răng không đúng cách, khiến vi khuẩn tích tụ và sinh sôi nhiều trong khoang miệng. Dần dần dẫn đến viêm lợi, sưng, chảy máu, hôi miệng và thậm chí là lên cơn sốt.
Răng lệch lạc, hô móm: Răng mọc lệch lạc, hô móm cùng tình trạng lệch khớp cắn thường xuyên xảy ra. Trường hợp này nên được phát hiện sớm để tiến hành can thiệp niềng răng từ sớm. Giúp trẻ có một hàm răng cân đối cùng khớp cắn hoàn hảo, không sai lệch.
3. Lưu ý chăm sóc răng miệng cho bé ngay tại nhà
Để phòng tránh các bệnh lí răng miệng cho bé, ngoài việc khám răng cho bé thường xuyên, bố mẹ có thể áp dụng một số lưu ý dưới đây để bảo vệ răng cho bé ngay tại nhà:
Khi trẻ bắt đầu mọc răng, nên thực hiện chải răng cho bé ngay từ lúc này. Lựa chọn bàn chải răng lông mềm kết hợp với một lượng kem đánh răng cực kì ít (bằng hạt gạo) để làm sạch răng cho bé. Sau khi bé đủ 3 tuổi, sử dụng lượng kem đánh răng bằng hạt đậu để tiến hành đánh răng cho bé. Bởi đây là thời điểm bé đã có thể tự mình nhổ kem đánh răng ra. Chú ý kem đánh răng dùng cho bé nên ưu tiên những loại kem đánh răng có chứa flour.
Thời điểm bé chuẩn bị đi ngủ, bố mẹ nên hạn chế cho bé uống sữa, nước ngọt, nước trái cây. Hoặc uống thì nên súc miệng lại bằng nước lọc và tốt nhất là vệ sinh lại một lần bằng các loại nước súc miệng trước khi đi ngủ.
Khi bé từ 6 tuổi trở lên, nên hướng dẫn bé tự đánh răng và quan sát quá trình chải răng của bé. Hướng dẫn bé cách đánh răng đúng cách để vệ sinh răng miệng tốt hơn. Đồng thời, hình thành thói quen vệ sinh răng miệng cho bé.
Thực hiện khám răng cho bé định kì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên cũng không thể bỏ quên việc chăm sóc răng miệng cho bé ngay tại nhà. Tốt nhất ba mẹ nên kết hợp cả hai để bé có một sức khỏe răng miệng tốt nhất.