Hơi thở có mùi dù đánh răng sạch sẽ? 8 nguyên nhân & cách xử lý triệt để

Bạn đã đánh răng đều đặn mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa và cả nước súc miệng, nhưng hơi thở vẫn không dễ chịu? Tình trạng hơi thở có mùi dù vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng có thể đến từ nhiều nguyên nhân tiềm ẩn, không chỉ do răng miệng. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết thêm 8 nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng hơi thở có mùi và đưa ra những giải pháp hiệu quả, an toàn và triệt để.

1. Vì sao đánh răng sạch sẽ nhưng hơi thở vẫn có mùi?

Hơi thở có mùi hay còn gọi là hôi miệng (halitosis), là tình trạng khi hơi thở của một người có mùi khó chịu kéo dài, không biến mất ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng thông thường. Đây là một vấn đề thường gặp, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, giao tiếp cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày.

nguyen-nhan-hoi-tho-co-mui-pho-bien

Theo các nghiên cứu nha khoa, khoảng 80 - 90% trường hợp hôi miệng bắt nguồn từ chính khoang miệng, phần còn lại do các bệnh lý toàn thân hoặc yếu tố sinh lý.

Nhiều người vẫn gặp tình trạng bị hôi miệng dù đã đánh răng sạch sẽ, thường xuyên. Nguyên nhân không đơn giản nằm ở mảng bám hay sâu răng, mà còn xuất phát từ những yếu tố ít được chú ý sau đây:

Hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Nếu không đánh răng đúng cách và đủ số lần, các mảng bám thức ăn sẽ tích tụ ở kẽ răng, thân răng, lưỡi hoặc nướu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phân hủy thức ăn và sinh ra hợp chất sulfur - thủ phạm chính gây ra mùi hôi.

Việc không làm sạch mặt lưỡi, nơi chứa tới hơn 60% lượng vi khuẩn khoang miệng cũng là nguyên nhân lớn gây ra mùi hôi mà nhiều người thường bỏ sót.

Hôi miệng do sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu

Khi sâu răng hình thành, vi khuẩn sẽ phân hủy men và ngà răng, tạo thành những ổ viêm hoặc hốc răng bị thối rữa, phát sinh mùi rất nặng. Bên cạnh đó, viêm nướu hoặc viêm nha chu khiến lợi sưng, chảy máu, mưng mủ cũng góp phần làm mùi hôi trở nên nghiêm trọng hơn.

Hôi miệng do cao răng tích tụ lâu ngày

Cao răng không chỉ gây viêm lợi, chảy máu chân răng mà còn là "ổ chứa vi khuẩn" lý tưởng. Khi cao răng bị vi khuẩn phân hủy sẽ phát ra mùi hôi đặc trưng. Nếu không được lấy sạch định kỳ, tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn.

Vì vậy bạn nên đi lấy cao răng mỗi 4-6 tháng/lần để loại bỏ ổ vi khuẩn và phòng bệnh nha chu hiệu quả.

Hôi miệng dai dẳng do sỏi amidan (tonsil stones)

nguyen-nhan-hoi-tho-co-mui

Đây là nguyên nhân ít được chú ý nhưng lại rất phổ biến. Sỏi amidan hình thành khi cặn thức ăn, tế bào chết và vi khuẩn tích tụ trong các hốc nhỏ của amidan, lâu ngày vón cục lại và tạo ra các “viên sỏi” nhỏ có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt.

Dù bạn có đánh răng sạch sẽ, dùng chỉ nha khoa hay nước súc miệng, mùi hôi do sỏi amidan vẫn có thể tồn tại vì nó không nằm trong khoang miệng mà ẩn sâu trong họng. Ngoài hôi miệng, người bị sỏi amidan có thể cảm thấy vướng họng, ho khan, hoặc thỉnh thoảng nhả ra những viên nhỏ mùi hôi khó chịu.

Hôi miệng dù đã đánh răng vì uống ít nước

hoi=tho-co-mui-do-uong-it-nuoc

Nước bọt đóng vai trò rửa trôi vi khuẩn, làm sạch mảng bám và trung hòa axit. Khi miệng bị khô do uống ít nước, thở bằng miệng, sử dụng thuốc gây khô miệng hoặc mắc hội chứng Sjögren, môi trường khoang miệng sẽ trở nên lý tưởng để vi khuẩn phát triển và sinh mùi hôi.

Lúc này, dấu hiệu dễ nhận biết là cảm giác miệng dính, khô, khó nuốt hoặc thường xuyên khát nước là những biểu hiện rõ ràng của khô miệng.

Hôi miệng do thói quen ăn uống, sinh hoạt

Một số thực phẩm như hành, tỏi, cà phê, rượu bia, thực phẩm lên men… có thể để lại mùi hôi trong khoang miệng nhiều giờ sau khi ăn. Ngoài ra, hút thuốc lá không chỉ làm khô miệng mà còn để lại mùi khói khó chịu và gia tăng nguy cơ viêm nha chu - yếu tố gây hôi miệng mãn tính.

Hôi miệng do các bệnh lý toàn thân

hoi-tho-co-mui-do-bi-trao-nguoc-da-day

Hơi thở có mùi do nguyên nhân trào ngược dạ dày

Một số bệnh toàn thân cũng có thể dẫn đến hơi thở có mùi đặc trưng:

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Hơi thở có mùi chua, đôi khi kèm ợ nóng.

Tiểu đường: Hơi thở có mùi aceton do cơ thể đốt cháy chất béo.

Viêm xoang, viêm amidan mãn tính: Chất nhầy và mủ ở vùng hầu họng tích tụ gây ra mùi hôi.

Nếu đã vệ sinh răng miệng tốt nhưng hơi thở có mùi kéo dài, bạn nên đi khám tổng quát để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý khác.

2. Giải pháp khắc phục hơi thở có mùi hiệu quả, an toàn, triệt để?

Giải pháp điều trị phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể khiến hơi thở có mùi, dưới đây là các giải pháp khắc phục phổ biến, mang lại hiệu quả, an toàn và triệt để:

Điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng

giai-phap-khac-phuc-hoi-tho-co-mui-hieu-qua

- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải mềm.

- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng.

- Làm sạch lưỡi mỗi ngày bằng dụng cụ chuyên dụng.

- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch chứa chlorhexidine (theo chỉ định bác sĩ).

Điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng

thăm khám nha khoa để khắc phục hơi thở có mùi

- Hàn trám răng sâu, điều trị tủy nếu cần thiết.

- Lấy cao răng và điều trị viêm nha chu chuyên sâu.

- Nhổ bỏ răng hỏng nếu không thể bảo tồn.

Khám chuyên khoa nếu nghi ngờ bệnh toàn thân

Nội soi dạ dày,thực quản nếu có dấu hiệu trào ngược.

Xét nghiệm đường huyết nếu nghi tiểu đường.

Khám tai - mũi - họng nếu có biểu hiện viêm xoang, viêm họng kéo dài.

Điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt

Uống đủ nước mỗi ngày (1.5 - 2 lít nước).

Hạn chế hút thuốc, rượu bia, cà phê.

Tránh ăn các món có mùi nặng vào buổi sáng hoặc trước khi giao tiếp quan trọng.

3. Khi nào cần đến nha khoa nếu gặp tình trạng hơi thở có mùi?

Bạn nên đến nha khoa kiểm tra khi:

- Hơi thở có mùi kéo dài trên 2 tuần dù đã vệ sinh răng miệng tốt.

- Miệng có vị lạ, đắng hoặc kim loại.

- Phát hiện nướu bị sưng, chảy máu, mưng mủ.

- Xuất hiện lỗ sâu, răng lung lay, ê buốt kéo dài.

Hơi thở có mùi không chỉ là vấn đề về mặt thẩm mỹ hay giao tiếp mà còn là dấu hiệu cảnh báo sớm nhiều bệnh lý tiềm ẩn trong khoang miệng hoặc cơ thể. Việc hiểu đúng nguyên nhân và có hướng xử lý khoa học, kịp thời sẽ giúp bạn lấy lại hơi thở thơm mát, tự tin trong mọi khoảnh khắc.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng hơi thở có mùi, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Nha khoa Nụ Cười Việt để được tư vấn và thăm khám miễn phí.