Ảnh hưởng tai hại của lệch khớp cắn mà ít ai biết
Mọi người thường hiểu nhầm sai lệch khớp cắn chỉ làm mất tính thẩm mỹ, không ảnh hưởng về mặt chức năng. Nhưng thực chất nó là một vấn đề gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng của chúng ta. Xem thêm ở bài viết để hiểu rõ về tình trạng này và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe răng miệng.
1. Lệch khớp cắn là gì?
Khớp cắn là sự tương quan giữa hai hàm và răng trên - dưới. Khớp cắn xem xét tỉ lệ cân xứng giữa hai hàm răng và cả phần khung hàm trên và dưới. Diện tích tiếp xúc giữa hai phần trên dưới cũng phải trong một khuôn mẫu tỉ lệ nhất định. Kể cả là với hàm trong tình trạng nghỉ hay đang ăn nhai thức ăn. Khớp cắn chuẩn hay không phần lớn phụ thuộc vào hàm răng và cung hàm. Nên thông thường, nếu bạn có một hàm răng đẹp và cân đối thì sẽ có khớp cắn chuẩn. Ngược lại thì có thể gây nên tình trạng lệch khớp cắn.
Lệch khớp cắn là tình trạng lệch tiếp xúc giữa răng hàm trên và răng hàm dưới. Khi hai hàm răng cắn vào nhau không có độ khít sát với nhau.Các răng thuộc cung hàm không mọc thẳng hay đều đẹp. Mà có sự mất cân xứng, lệch lạc, ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ.
Phần lớn nguyên nhân gây nên sai khớp cắn là do di truyền, nhưng cũng có một số nguyên nhân khác. Có thể kể đến như: mất răng sữa quá sớm, mút tay, đẩy lưỡi theo thói quen,... Nếu có thể hướng dẫn cho con nhỏ từ sớm thì có thể phòng tránh được phần nào tình trạng này.
2. Các dạng sai khớp cắn phổ biến hiện nay
Có các dạng sai lệch khớp cắn thường gặp hiện nay:
Khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược (bị móm) là một dạng sai khớp cắn thường gặp nhất. Xương hàm dưới phát triển quá mức, răng mọc lên quá cao. Còn xương hàm trên ngược lại, răng mọc cụp vào. Răng ở hàm dưới sẽ che hết phần răng hàm trên. Nếu nhìn nghiêng sẽ thấy được cằm hoàn toàn nhô ra ngoài. Khớp cắn ngược ảnh hưởng không chỉ mỗi cung hàm và khuôn cằm. Mà còn cả sự cân đối khuôn mặt.
Khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu là tình trạng ngược lại của khớp cắn ngược. Xương hàm trên phát triển hơn bình thường, còn răng hàm dưới mọc quặp vô. Khớp cắn sâu là dạng lệch khớp cắn do mất cân đối hai hàm. Nếu nhìn nghiêng của người bị khớp cắn sâu sẽ chỉ thấy được phần trán, mũi và phần dưới bị hô ra. Khớp cắn sâu gây cản trở rất lớn trong việc ăn nhai, sinh hoạt hàng ngày.
Khớp cắn chéo
Người bị khớp cắn chéo không thể thấy rõ nếu như không lộ hàm răng ra. Sai khớp cắn như này thì nếu mím miệng lại, nhìn khuôn mặt sẽ cân đối vì cung hàm không bị lệch. Chỉ khi lộ hàm răng ra thì thấy rõ được răng bị thụt vào ra xen kẽ nhau. Không phải là hô, móm nhưng lại mất tính thẩm mỹ khi nở nụ cười.
Khớp cắn hở
Là một tình trạng lệch khớp cắn gây khó khăn và ảnh hưởng rất nhiều. Răng cửa trên và răng cửa dưới khi cắn không khớp lại được với nhau. Tạo thành một khe hở ở giữa và cản trở việc cắn, ăn thức ăn.
3. Ảnh hưởng của lệch khớp cắn ít ai biết
Sai lệch khớp cắn ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ. Ngoài ra, nó còn có các ảnh hưởng mà nhiều người không để ý đến như:
Tạo nên sự tự ti, người bị sai khớp cắn không thể thoải mái nở nụ cười. Họ sẽ luôn chăm chăm đến hàm răng của mình và nghĩ người khác cũng đang để ý nó. Lâu dần sẽ xuất hiện việc ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.
Nhiều trường hợp phát âm không rõ ràng, khó để phát âm chuẩn. Tiêu biểu là việc khớp cắn hở làm nói đôi lúc bị đớt, nói không lưu loát. Cắn phải phần trong của má hoặc lưỡi một cách thường xuyên khi ăn uống hay là nói chuyện bình thường.
Khi cắn hai hàm lại với nhau có sự chênh lệch, hoặc không cắn xuống được hoàn toàn. Một số trường hợp còn gây nên việc co thắt cơ hàm quá mức. Gây nên khớp hàm thái dương hay đau mỏi hàm thường xuyên.
Đặc biệt nhất đó là việc sai khớp cắn còn khiến nguy cơ mắc bệnh lí răng miệng cao hơn. Vì hàm răng không thẳng đều, rất khó khăn cho việc vệ sinh một cách kĩ càng. Lâu dần vi khuẩn tích tụ lại gây sâu răng, viêm nha chu,...
Có thể nói, việc lệch khớp cắn ảnh hưởng rất lớn đến răng miệng, hay thậm chí lớn hơn là cuộc sống hằng ngày. Bạn có thể tham khảo qua phương pháp chữa lệch khớp cắn như niềng răng. Nhưng tốt nhất là bạn hãy tới địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và có sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ. Tìm ra biện pháp phù hợp nhất với bản thân mình!