Vì sao răng lấy tủy bị đau? Cách khắc phục nhanh chóng

Sâu răng là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải hiện nay. Sau một thời gian không chữa trị kịp thời thì sâu răng sẽ ăn vào tủy, lúc này chúng ta cần đi chữa tủy răng. Và sau quá trình lấy tủy răng, một số người rơi vào tình trạng răng lấy tủy bị đau. Bài viết dưới đây sẽ phân tích nguyên nhân của trường hợp này và cách khắc phục hiệu quả nhanh chóng nhất.

1. Lấy tủy răng là gì?

Tủy răng là bộ phận cung cấp chất dinh dưỡng, duy trì sự sống cho răng. Nguyên nhân gây nên mất tủy là do răng bị vỡ mẻ, sâu răng nặng hoặc mắc các bệnh lí răng miệng mà không điều trị kịp thời để phát triển nặng,... Tủy răng bị hư hại thì bắt buộc phải tiến hành lấy tủy răng. Nếu không tiến hành lấy tủy răng sớm thì sẽ tạo thành các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nặng hơn là đau nhức, hư hại cấu trúc răng và thậm chí là mất răng vĩnh viễn.

Lấy tủy răng còn được gọi với tên khá là điều trị tủy răng. Là quá trình hút và loại bỏ những phần mô tủy bị chết, viêm nhiễm hay hư hại nặng. Sau khi đã lấy hết phần tủy răng hoại tử thì khoảng trống chân răng sẽ được làm sạch, trám bít lại để ngăn chặn tái phát lại viêm tủy răng.

Thông thường, sau khi lấy tủy răng sẽ không có cảm giác đau. Nó chỉ có cảm giác răng ê buốt trong vòng 24h và sẽ hết nhanh chóng sau đó. Nếu có đau thì có thể là cảm giác rất nhẹ nhàng, nó chỉ cảm thấy nặng nề hơn khi chạm vào răng. Trong một số trường hợp, bạn xuất hiện tình trạng răng lấy tủy xong bị đau thì đây là tình trạng bất bình thường. Cần chú ý để tránh ảnh hưởng nặng nề hơn đến sức khỏe răng miệng.

2. Nguyên nhân răng lấy tủy xong bị đau

Thông thường, lấy tủy răng xong răng không bị đau và mất cảm giác cảm nhận nhiệt. Nhưng nếu răng lấy tủy bị đau hoặc nhức sau khi chữa tủy răng thì sẽ bắt nguồn từ các nguyên nhân:

Lúc thực hiện chữa tủy răng, chưa lấy hết tủy triệt để. Phần tủy răng còn sót lại sẽ khiến viêm tủy tái phát, từ đó gây đau nhức mặc dù đã thực hiện chữa tủy.

Quá trình trám bít ống tủy sau khi lấy tủy không thực hiện đúng kĩ thuật. Không sát khít tuyệt đối khiến phần nướu trong bị hở ra. Gây đau nhức trong nhiều thời điểm hoặc đau nhức nhối khi cắn phải.

Thuốc trám tủy không đảm bảo chất lượng cũng có thể gây nên biến chứng, làm răng lấy tủy bị đau sau khi thực hiện. Thậm chí, nếu không được điều trị kịp thời thì còn gây nên các biến chứng nặng hơn.

Bác sĩ thực hiện điều trị tủy tay nghề chưa cao, gây thủng sàn tủy (những điểm rất mỏng ở giữa hai chân răng) hoặc chóp tủy (hai điểm cuối cùng của chân răng).

Phía trên là một số nguyên nhân khiến răng lấy tủy bị đau, để nắm rõ bạn thuộc nguyên nhân nào để có phác đồ điều trị phù hợp. Tốt nhất bạn nên thu xếp thời gian để tiến hành thăm khám tại các địa chỉ nha khoa uy tín. Sớm có biện pháp khắc phục cho tình trạng của mình.

3. Cách khắc phục nhanh chóng răng lấy tủy bị đau

Sau quá trình chữa trị, răng lấy tủy bị đau là triệu chứng bất thường. Khắc phục càng sớm sẽ càng có lợi cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể của bạn. Bạn nên đến thăm khám tại các địa chỉ uy tín để các bác sĩ kiểm tra, chụp X-quang để xác định nguyên nhân đúng nhất. Từ đó có phương pháp khắc phục phù hợp, nhanh chóng nhất. Và các phương pháp mà các bác sĩ thường lựa chọn sẽ là:

Nếu răng lấy tủy bị đau do trám lại chưa khít sát, các bác sĩ sẽ tháo ra và phục hình lại. Sao cho miếng trám bít kín và khít sát vào răng của bạn.

Nếu răng lấy tủy bị đau do còn sót tủy sau điều trị tủy, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy hết phần còn lại của tủy. Điều trị tủy lại một cách triệt để hơn.

Nếu bạn bị thủng sàn tủy hoặc chóp tủy thì không thể nào chữa trị bằng cách phục hồi được. Các bác sĩ sẽ nhổ chiếc răng đó, sau đó sẽ thực hiện trồng răng Implant để khôi phục chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.

Răng lấy tủy bị đau sau khi chữa tủy là dấu hiệu bất bình thường. Nên nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì nên thực hiện thăm khám tại các địa chỉ nha khoa uy tín. Sớm khắc phục được tình trạng của bản thân, có lại một sức khỏe răng miệng tốt nhất!

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Có nên bọc răng sứ sau khi điều trị tủy