Niềng răng thưa – Giải pháp hàng đầu khắc phục thưa kẽ răng cửa

Răng thưa khiến cho nụ cười kém duyên dáng và mất tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Nhiều người vì có một hàm răng với rất nhiều răng thưa mà trở nên kém tự tin, ngại giao tiếp. Và để giải quyết tình trạng này, nhiều người tìm đến niềng răng thưa. Thế nhưng, biện pháp này có mang lại hiệu quả như mọi người đồn đoán không? Tham khảo bài viết để nắm rõ hơn về nó và biết thêm thông tin về cách khắc phục răng thưa nha!

1. Biểu hiện của răng bị thưa

Răng cửa bị thưa là tình trạng hai chiếc răng cửa cách nhau quá xa tạo thành một kẽ hở. Gây mất thẩm mỹ cho hàm răng và nụ cười, khuôn mặt cũng thiếu sự duyên dáng. Nó không phải là một tình trạng hiếm gặp, mà là một dạng sai lệch khớp cắn của hàm răng. Xuất hiện tình trạng này là do răng mọc sai vị trí, chỗ chen chúc chỗ thì thừa vị trí. Hoặc vì răng quá nhỏ, không lấp đầy hết phần khuôn hàm tạo thành các lỗ trống. Khi răng bị thưa, đặc biệt là răng cửa thì nhìn tổng thể hàm răng không được đồng đều.

Nhiều người vì vậy mà trở nên tự ti, dần dần ngại giao tiếp và cản trở rất nhiều trong cuộc sống. Đặc biệt việc phát âm cũng có thể bị ảnh hưởng chỉ vì răng bị thưa. Niềng răng thưa chính là phương pháp tối ưu nhất hiện nay để khắc phục răng thưa. Tuy nhiên, trước khi nói rõ hơn về niềng răng thưa, bạn cần nắm về những ảnh hưởng của răng thừa. Từ đó có lựa chọn khắc phục răng thưa sớm cho bản thân mình.

2. Ảnh hưởng của răng thưa

Răng thưa nhìn như không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, thực tế lại trái ngược với như vậy, răng thưa gây ảnh hưởng rất nhiều tới chúng ta:

Nguyên nhân gây nên bệnh lí răng miệng: Vì có khoảng trống giữa các răng nên thức ăn thừa rất dễ dính vào đó. Việc vệ sinh không được triệt để sẽ làm vụn thức ăn bám dính vào đó. Dần dần hình thành các vi khuẩn tấn công các răng gần đó. Dần dần sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây nên bệnh lí răng miệng.

Xương hàm bị ảnh hưởng: Giữa những chiếc răng có khoảng trống khiến răng không đứng yên một vị trí. Răng bị chạy và dịch chuyển ở các khoảng trống. Khớp cắn cũng vì vậy mà bị xê dịch, lệch lạc. Dần dần tình trạng này kéo dài thì xương hàm này sẽ bị ảnh hưởng. Suy yếu xương hàm và đặc biệt là làm lệch lạc khuôn mặt.

Ảnh hưởng đến cuộc sống: Ngoài ảnh hưởng trực tiếp là gây mất thẩm mỹ ra, việc thưa kẽ răng cửa còn có thể khiến phát âm không rõ ràng. Vì vậy mà sẽ dẫn đến sự tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống hàng ngày.

Các bệnh lí khác: Việc răng cửa bị thưa có thể gây ảnh hưởng việc ăn nhai. Thức ăn có thể chưa được nghiền nát kĩ càng trước khi đưa xuống tiêu hóa. Từ đó mà có thể gây nên các bệnh lí về đường tiêu hóa như đau dạ dày, đường ruột kém,...

3. Những phương pháp niềng răng thưa

Phương pháp khắc phục răng thưa được phần đa mọi người lựa chọn hiện nay là niềng răng thưa. Bởi đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu, không ảnh hưởng đến răng thật. Hiện nay, có hai phương pháp niềng răng khá được yêu thích là niềng răng mắc cài và niềng răng Invisalign.

3.1. Niềng răng thưa bằng mắc cài kim loại

Là phương pháp niềng răng thưa xuất hiện từ rất sớm. Bác sĩ sẽ dùng dây cung và mắc cài kim loại gắn trực tiếp lên răng. Các dây cung sẽ căn chỉnh răng để kéo răng về lại đúng vị trí. Tất cả sẽ được theo dõi bởi bác sĩ và phác đồ điều trị mà bác sĩ đã vạch ra từ trước.

Niềng răng mắc cài áp dụng cho mọi trường hợp cần căn chỉnh răng. Răng sẽ được các dây cung kéo về đúng vị trí trong thời gian cực kì nhanh chóng. Sẽ có thời gian tái khám và kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ để bám sát tình trạng răng. Nếu có trường hợp răng dịch chuyển chưa đúng phác đồ điều trị thì bác sĩ sẽ kiểm tra và có hướng xử lí thích hợp.

3.2. Niềng răng thưa bằng mắc cài sứ

Là một loại niềng răng thưa bằng mắc cài nhưng lại có tính thẩm mỹ hơn mắc cài kim loại. Phần dây cung, dây chun và mắc cài sẽ được làm từ sứ cao cấp. Có màu sắc trong suốt, mang lại tính thẩm mỹ khi đeo niềng. Cách thức hoạt động và dịch chuyển răng của niềng răng mắc cài sứ cũng giống như mắc cài kim loại. Niềng răng mắc cài sứ với nguyên vật liệu từ sứ nguyên chất. Không gây kích ứng khi đeo niềng răng. Đồng thời, mắc cài sứ cũng không gây vướng víu quá nhiều hay gây tổn thương các phần mô ở môi và nướu.

Tuy nhiên, niềng răng mắc cài sứ dễ bị bung, tuột khi có va đập mạnh do chất liệu toàn sứ. Chi phí thực hiện cho việc niềng răng mắc cài sứ sẽ cao hơn và thời gian điều trị sẽ lâu hơn. Phần chốt niềng răng khá lớn, có thể hơi tạo cảm giác vướng víu, không thoải mái cho người đeo.

3.3. Niềng răng thưa bằng khay trong suốt Invisalign

Là phương pháp toàn diện nhất trong việc chỉnh nha. Niềng răng trong suốt vừa có ưu điểm của niềng răng thưa bằng mắc cài vừa có tính thẩm mỹ cao. Răng lệch lạc sẽ được điều chỉnh bằng một cái máng trong suốt. Lúc bạn đeo vào người khác sẽ khó mà nhận thấy được bạn đang niềng răng. Phương pháp niềng răng khay trong suốt top 1 hiện nay là niềng răng Invisalign. Ra đời vào năm 1977, đến nay Invisalign đã thực hiện niềng răng cho hơn 17 triệu khách hàng.

Hiện nay, niềng răng trong suốt có rất nhiều hãng, có một số hãng chi phí thấp những chất lượng chưa thực sự đảm bảo. Nên lựa chọn các nha khoa và hãng niềng răng trong suốt uy tín để đảm bảo sự hiệu quả trong quá trình điều trị răng xô lệch của bạn. Tránh tình trạng của rẻ là của ôi, mất tiền nhưng không mang lại hiệu quả gì.

4. Niềng răng thưa có đau không?

Nhiều người đã tìm đến phương pháp niềng răng thưa nhưng lại lo ngại vì sợ đau. Thực chất, kĩ thuật chỉnh nha hiện nay đã cực kì phát triển. Các khí cụ, dụng cụ và thiết bị công nghệ cao đã được ứng dụng vào chỉnh nha. Bác sĩ cũng theo dõi sát sao quá trình chỉnh nha của bạn tránh việc quá đau nhức.

Tuy nhiên, cũng sẽ có sự đau nhức, khó chịu nhè nhẹ đối với việc niềng răng. Bạn có thể gặp tình trạng đau nhức ở các giai đoạn sau: thời điểm mới đeo niềng, thời điểm bắt minivis, thời điểm siết răng định kì. Đây là những thời điểm gây khó chịu nhất khi niềng răng thưa. Tuy nhiên, sau khi đeo khí cụ chỉnh nha một thời gian, bạn sẽ quen dần với việc này. Không còn thấy đau nhức hay khó chịu nữa.

Niềng răng thưa được rất nhiều người lựa chọn hiện nay. Và trên đây là tất cả những thông tin bạn cần nắm về nó. Bạn có thể tham khảo và tiến hành thăm khám để có quyết định đúng đắn nhất!