Hàm dưới bị thụt vào trong có đẩy ra được không?

Hàm dưới bị thụt khiến cho hàm dưới bị thụt vào so với khuôn mặt dạng thẳng. Mặt bị ngắn đi, từ đó gây mất đi tính thẩm mỹ và cân đối của khuôn mặt. Không chỉ vậy, hàm dưới thụt vào còn gây sai lệch khớp cắn. Và gây ra rất nhiều ảnh hưởng khác đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân vì sao lại bị vậy, có đẩy ra được không? Cùng xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

1. Nguyên nhân tác động làm hàm dưới bị thụt vào

Hàm dưới bị thụt vào gây mất cân xứng với hàm trên, sai lệch khớp cắn nặng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do yếu tố di truyền, bẩm sinh đã bị. Yếu tố di truyền từ cha mẹ hay người lớn trong nhà gây nên tình trạng này sẽ không thể nào có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hàm dưới bị thụt vào còn là do các nguyên nhân khác. Liên quan đến sự phát triển bất thường của xương hàm.

Xương hàm trên phát triển bình thường nhưng xương hàm dưới phát triển kém có thể làm hàm dưới bị thụt vào so với hàm trên.

Xương hàm dưới có thể phát triển bình thường nhưng xương hàm trên phát triển quá mức.

Một số chấn thương, tác động ngoại lực gây tổn thương xương hàm dưới. Khiến hàm dưới bị thụt vào trong hơn so với bình thường.

Các yếu tố phát triển bất thường của xương gây nên tình trạng hàm dưới bị thụt vào. Không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, việc răng mọc bị thụt vào mà còn có rất nhiều ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe khác.

2. Dấu hiệu cho thấy hàm dưới bị thụt vào

Dấu hiệu hàm dưới bị thụt vào sẽ trông giống như răng bị hô, vẩu ở các trường hợp răng lệch lạc bình thường. Nhìn bên ngoài sẽ thấy rõ hàm trên bị đưa ra phía trước rất nhiều. Khuôn mặt có sự mất cân đối giữa hai hàm răng, mặt lẹm. Góc nghiêng của khuôn mặt sẽ mất đi sự thẩm mỹ hài hòa.

Người bị hàm dưới bị thụt vào trong trạng thái bình thường sẽ rất khó để khép môi lại. Khuôn miệng nhìn sẽ không được tự nhiên. Có thể phân biệt rõ hơn về hàm bị thụt vào và răng bị thụt vào thông qua cách kiểm tra răng và nướu của khu vực xương hàm.

Với người có cung hàm bình thường, hai hàm sẽ cân xứng và không đưa về trước hay thụt về sau quá nhiều. Ở trường hợp cung hàm phát triển lệch lạc như hàm dưới thụt vào thì giữa hai hàm sẽ mất đi sự đối xứng. Nếu có tình trạng răng bị thụt vào nhưng cung hàm vẫn đối xứng thì là do sai lệch răng. Không liên quan gì đến tình trạng phát triển sai lệch giống như hàm dưới bị thụt vào.

3. Ảnh hưởng khi gặp tình trạng này

Khác với suy nghĩ của nhiều người, khi hàm dưới bị thụt vào không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khuôn mặt mà nó còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể:

Với những người bị hàm dưới thụt vào, tâm lí có thể mang cảm giác tự ti, buồn phiền, hay chán nản. Dễ dàng dẫn tới cảm xúc tiêu cực trong nhiều trường hợp của cuộc sống.

Người bị hàm dưới thụt vào cũng có thể khiến phát âm bị ảnh hưởng. Nhiều âm tiết không thể phát âm rõ ràng, ngọng, đớt. Điều này không những gây cản trở cho quá trình giao tiếp mà còn làm bỏ lỡ đi rất nhiều cơ hội trong cuộc sống. Công việc có thể vì thế mà khó suôn sẻ, không có sự thăng tiến.

Bị thụt hàm dưới sẽ dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn. Độ tương quan giữa hai hàm sẽ không cao, việc ăn nhai như bình thường cũng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, các vấn đề về sai lệch khớp cắn cũng có thể dẫn tới các vấn đề về khớp hàm thái dương gây đau nhức, khó chịu.

Việc vệ sinh răng miệng sẽ trở nên khó khăn hơn đối với những người hàm dưới bị thụt vào. Lâu dần có thể gây ra nguy cơ về các bệnh lí răng miệng, hôi miệng,... Đồng thời còn có thể ảnh hưởng đến quá trình thực hiện tiêu hóa đồ ăn.

Đặc biệt, việc lệch lạc hai hàm trên dưới cùng sẽ khiến hàm trên dễ gặp chấn thương do sự sai lệch đó.

4. Phương pháp điều trị hàm dưới bị thụt vào trong

Đối với tình trạng răng thụt vào trong, có thể được khắc phục với phương pháp niềng răng như niềng mắc cài, niềng răng Invisalign,... Riêng đối với điều trị hàm dưới bị thụt vào sẽ có khó khăn hơn một chút.

Chúng ta không thể sử dụng niềng răng hay bọc răng sứ cho hàm dưới bị thụt vào. Bắt buộc phải có sự can thiệp của phẫu thuật căt và nong hàm. Giúp hai hàm có sự cân đối, tương xứng với nhau hơn.

Tất nhiên, không phải trường hợp hàm dưới bị thụt vào nào cũng áp dụng phương pháp phẫu thuật. Nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như sức khỏe bệnh nhân, tình hình sức khỏe răng miệng, mức độ hàm đang bị thụt vào. Rồi từ đó sẽ có phác đồ điều trị riêng cho mỗi người.

Để đảm bảo cho bạn sự an toàn và sự hiệu quả cao nhất khi hàm dưới bị thụt vào, tốt nhất bạn nên lựa chọn các địa chỉ chuyên qua uy tín để được thăm khám, đánh giá và có chỉ định điều trị phù hợp.

Xem thêm: Các giai đoạn niềng răng mà bất kì ai niềng răng cũng phải trải qua