Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Trường hợp nào nên thực hiện nhổ răng?

Tuy được gọi là răng khôn nhưng thực chất chúng không hề “khôn” như chúng ta tưởng. Thời điểm mọc răng khôn thường gây đau nhức và khó chịu cho chúng ta. Khiến phần lớn mọi người tìm đến lựa chọn nhổ răng khôn. Thế nhưng nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Trường hợp nào nên tiến hành nhổ, trường hợp nào không nên nhổ? Xem thêm ở bài viết dưới đây để có câu trả lời cho các vấn đề này nhé!

1. Khái niệm răng khôn

Răng khôn còn được biết đến với cái tên răng số 8. Là 4 chiếc răng vĩnh viễn mọc góc trong cùng của hàm trên và hàm dưới. Răng khôn thường mọc ở độ tuổi từ 16 – 25 tuổi, có thể mọc đủ 4 chiếc hoặc là không. Thường bắt đầu mọc khi xương hàm đã phát triển nên sẽ gây đau nhức, khó chịu cho phần lớn mọi người. Vì thế mà mọi người tìm đến nhổ răng khôn để giảm thiểu sự đau nhức do răng khôn gây ra. Không chỉ vậy, với một số trường hợp không thực hiện nhổ răng khôn sớm còn có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.

Ngoài việc để giảm thiểu đau nhức cũng cần thực hiện phải nhổ răng khôn nếu răng mọc sai vị trí, mọc lệch lạc, mọc ngầm,... Một số trường hợp cần thiết, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định để bạn tiến hành nhổ răng khôn.

Là một tiểu phẫu để lấy và nhổ bỏ các răng khôn trong hàm răng. Nhổ răng khôn có thể nhổ một răng một lần hoặc nhiều răng một lần. Giúp hạn chế các biến chứng của mọc răng khôn gây ra. Ngoài ra, nó còn giúp hạn chế các ảnh hưởng, tổn thương các răng và vùng nướu xung quanh đó.

2. Những trường hợp nào nên và không nên nhổ răng khôn?

Không phải lúc nào cũng cần thiết phải nhổ răng khôn. Thế nhưng răng khôn mọc sai vị trí thì cần tiến hành nhổ bỏ. Việc nhổ bỏ răng khôn hay không sẽ phụ thuộc vào việc thăm khám và kiểm tra của bác sĩ. Sẽ có những trường hợp nên nhổ bỏ răng khôn và không nên nhổ răng khôn.

2.1. Trường hợp không cần nhổ răng khôn

Tùy vào sự kiểm tra và chỉ định của bác sĩ, nhưng thông thường bạn sẽ không cần nhổ răng khôn nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Răng khôn mọc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Răng khôn phát triển bình thường và mọc hoàn toàn bình thường.
  • Răng khôn mọc đúng vị trí, không mọc lệch, mọc ngầm.
  • Vị trí mọc răng khôn dễ dàng làm sạch trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày.

2.2. Trường hợp nên tiến hành nhổ răng khôn

Với một số người, xương hàm đã tiến hóa và phát triển, không còn đủ vị trí cho việc mọc răng khôn. Từ đó khiến răng khôn không mọc lên như bình thường, gây nhiều biến chứng và hình thành các bệnh lí răng miệng. Các bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định nên nhổ răng khôn khi thuộc các trường hợp sau:

  • Răng khôn mọc lệch gây đau nhức, ảnh hưởng đến cuộc sống.
  • Răng khôn mọc hoàn toàn trong nướu, hình thành u nang, khối u xung quanh vùng răng mọc.
  • Răng khôn mọc nhú một phần lên khỏi nướu, khó khăn trong việc vệ sinh, dễ gây các bệnh nướu răng và nhiễm trùng răng miệng.
  • Răng khôn mọc tạo thành khe dễ giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh.
  • Răng khôn mọc chen chúc, xô lệch các răng kế cận. Ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
  • Răng khôn mọc thẳng nhưng hình dạng bất thường, nhỏ, có thể gây sâu răng và viêm nha chi răng bên cạnh trong tương lai.

Khi thuộc các trường hợp này nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt. Tránh kéo dài gây ra các ảnh hưởng và biến chứng nặng nề hơn.

3. Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Câu trả lời là hoàn toàn không. Nhổ răng khôn đúng quy trình, chuẩn y khoa không nguy hiểm chút nào. Hầu hết các trường hợp nhổ răng khôn với tay nghề bác sĩ chuyên môn cao cùng sự phối hợp của máy móc công nghệ hiện đại không gây biến chứng nặng nề. Tuy nhiên một vài triệu chứng phụ có thể sẽ xuất hiện:

Phần đa mọi người sẽ bị sưng miệng, má sau khi tiến hành nhổ răng khôn.

Nhiều người không thể mở miệng hoàn toàn trong vài giờ hoặc vài ngày sau nhổ răng khôn.

Nếu xuất hiện đau sau 3 – 5 ngày nhổ răng khôn, sưng tấy lên kèm theo hôi miệng là biểu hiện của việc nhiễm trùng. Có thể sát khuẩn bằng nước súc miệng và gel sát trùng.

Nhổ răng khôn có thể tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu, vì vậy mà môi và lưỡi cũng có thể bị tê tạm thời.

Ngoài ra, với một số trường hợp nhổ răng khôn tại các cơ sở không đảm bảo, bác sĩ chuyên môn kém hay các dụng cụ chưa khử trùng kĩ càng có thể gây các biến chứng nặng nề khác như: thủng xoang hàm, nhiễm trùng nặng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn kéo dài lâu ngày, viêm xoang, yếu xương hàm dưới,...

Có thể thấy, nhổ răng khôn hoàn toàn không gây nguy hiểm nếu thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo. Và có nên thực hiện nhổ răng khôn hay không còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Bạn nên tiến hành thăm khám và nghe theo chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bản thân mình.

Xem thêm: Cách trị mòn men răng cực kì hiệu quả