6 LƯU Ý CHĂM SÓC SAU KHI TRỒNG RĂNG IMPLANT AN TOÀN, HIỆU QUẢ, TRÁNH BIẾN CHỨNG
Mới trồng răng Implant xong và lo lắng không biết phải kiêng gì? Chăm sóc sau cấy ghép Implant thế nào để lành thương nhanh, răng khỏe bền vững? Nha khoa Nụ Cười Việt "bật mí" 6 lưu ý quan trọng sau khi cấy ghép Implant mà bạn không thể bỏ qua!
1. Cấy ghép Implant là gì?
Cấy ghép implant là kỹ thuật trồng răng giả bằng cách cấy vào xương hàm tại vị trí chân răng cũ một chiếc chân răng nhân tạo, sau đó trồng lên chân răng một chiếc răng khác thay thế răng đã mất phục vụ cho mục đích thẩm mỹ hoặc ăn nhai.
Trồng răng Implant giúp khôi phục chức năng ăn nhai và sự thẩm mỹ không khác gì răng thật
Với chất liệu làm bằng Titanium nguyên chất, trồng răng Implant có thể sử dụng được vĩnh viễn. Bên cạnh đó còn mang lại hiệu quả phục hồi được gần như hoàn toàn chức năng ăn nhai và sự thẩm mỹ không khác gì răng thật. Giúp ngăn ngừa tiêu xương, mang lại khuôn mặt cân đối và duy trì cấu trúc của hàm.
2. Quy trình cấy ghép Implant
Trồng răng Implant là một kỹ thuật khó nên ngoài yêu cầu bác sĩ được cấp chứng chỉ chuyên môn, giỏi tay nghề, nhiều năm kinh nghiệm,... Nha khoa phải có máy móc hiện đại hỗ trợ, quy trình thực hiện đúng chuẩn mới có thể đem lại hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối cho khách hàng.
Tại Nha khoa Nụ Cười Việt, để đảm bảo thành công sau khi trồng răng Implant, chúng tôi áp dụng nghiêm ngặt quy trình cấp ghép Implant chuẩn Quốc tế với 6 bước như sau:
Quy trình 6 bước cấy ghép Implant chuẩn Quốc tế tại Nụ Cười Việt
Bước 1: Thăm khám và tư vấn tổng quát răng miệng, chụp X-quang để đánh giá tình trạng xương hàm, số lượng răng mất và tư vấn phương án điều trị phù hợp nhất.
Bước 2: Chụp CT ConeBeam, lập phác đồ cấy ghép, lên kế hoạch cấy ghép chính xác, đảm bảo vị trí và góc đặt trụ của Implant được tối ưu nhất.
Bước 3: Xét nghiệm máu đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát, phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn và đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.
Bước 4: Cấy ghép trụ Implant vào xương hàm, tạo nền móng vững chắc cho răng giả. Sau đó, người bệnh sẽ tái khám lành thương sau 1-2 tuần tiếp theo.
Bước 5: Sau 2 - 6 tháng, khi trụ Implant tích hợp hoàn toàn với xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm để chế tạo mão răng sứ và gắn lên trụ Implant. Quá trình gắn răng chỉ mất 3 ngày.
Bước 6: Kiểm tra, tái khám định kỳ 6 tháng/ lần để theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng.
3. Những yếu tố có thể khiến răng Implant thất bại
Dù cấy ghép Implant là một phương pháp phục hồi răng mất hiện đại với tỷ lệ thành công cao, nhưng vẫn có nguy cơ thất bại nếu không đảm bảo đúng các điều kiện cần thiết. Dưới đây là những yếu tố phổ biến làm ảnh hưởng đến kết quả sau khi trồng răng implant:
Nguy cơ thất bại của răng Implant vẫn có nếu không đảm bảo đúng các điều kiện cần thiết
3.1 Vệ sinh răng miệng kém
Sau khi trồng răng implant, vùng quanh trụ Implant rất dễ tích tụ mảng bám và vi khuẩn nếu không được vệ sinh đúng cách. Điều này có thể dẫn đến viêm quanh Implant (peri-implantitis) - một trong những nguyên nhân chính gây tiêu xương quanh trụ, làm lỏng hoặc mất trụ Implant.
Việc đánh răng không kỹ, không súc miệng thường xuyên hoặc bỏ qua các chỉ định làm sạch chuyên biệt sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và giảm tuổi thọ của Implant.
3.2. Không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể sau khi cấy ghép, từ chế độ ăn uống, cách chăm sóc, dùng thuốc cho đến lịch tái khám. Nếu bệnh nhân chủ quan, tự ý ngưng thuốc kháng sinh, sử dụng sai loại nước súc miệng hoặc bỏ qua các thời điểm tái khám quan trọng, vết thương có thể không lành tốt, ảnh hưởng đến sự tích hợp xương và kết quả lâu dài.
3.3. Hút thuốc lá, uống rượu bia
Nicotine và carbon monoxide trong khói thuốc làm co mạch, giảm lưu lượng máu tới vùng cấy ghép - gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lành thương và tích hợp xương.
Rượu bia cũng gây rối loạn chức năng đông máu, ảnh hưởng đến mô mềm và khiến nguy cơ viêm nhiễm tăng cao. Cả hai đều là những yếu tố khiến tỷ lệ thất bại khi cấy ghép Implant tăng đáng kể.
3.4. Tình trạng bệnh lý nền không được kiểm soát
Một số bệnh lý sức khỏe ảnh hưởng như:
-
Đái tháo đường (tiểu đường): Nếu không kiểm soát tốt đường huyết, khả năng lành thương sau phẫu thuật giảm đáng kể. Đồng thời, nguy cơ nhiễm trùng cũng cao hơn.
-
Loãng xương: Làm giảm mật độ và chất lượng xương hàm, khiến trụ Implant khó tích hợp vững chắc.
-
Viêm nha chu: Nếu không điều trị dứt điểm trước khi cấy ghép, vi khuẩn từ vùng viêm dễ lây lan sang khu vực mới cấy, gây viêm quanh Implant và dẫn đến thất bại.
3.5. Không tái khám định kỳ
Việc tái khám sau khi trồng răng implant giúp bác sĩ theo dõi sự tích hợp của trụ với xương, phát hiện sớm các vấn đề (như lệch trụ, tiêu xương, viêm nhẹ...) để xử lý kịp thời. Nếu bệnh nhân không quay lại đúng lịch hẹn, các biến chứng có thể tiến triển âm thầm và khó điều trị khi đã nặng – ảnh hưởng đến kết quả phục hình răng lâu dài.
4. 6 lưu ý quan trọng sau khi trồng răng Implant
4.1. Chăm sóc sau phẫu thuật đặt trụ Implant
Sau khi cấy ghép đặt trụ Implant, vùng mô mềm và xương hàm cần thời gian để hồi phục và tích hợp. Giai đoạn 3-5 ngày đầu là thời điểm nhạy cảm nhất, dễ phát sinh biến chứng nếu chăm sóc không đúng cách.
Chảy máu nhẹ và sưng là bình thường, nhưng cần kiểm soát tốt:
-
Cắn gạc vô trùng liên tục trong 30 - 45 phút sau khi rời phòng mổ. Không thay gạc liên tục để tránh bong cục máu đông.
-
Không khạc nhổ, ngậm nước muối đậm, hoặc súc miệng mạnh trong 24 giờ đầu vì dễ làm bung cục máu đông, gây chảy máu kéo dài.
-
Chườm lạnh ngoài má 15 phút/lần, cách 20 phút, trong 24 - 36 giờ đầu để giảm sưng. Sau 48 giờ, nếu vẫn sưng có thể chuyển sang chườm ấm để lưu thông máu.
Tuyệt đối tránh hút thuốc lá và rượu bia ít nhất 2 - 4 tuần, không uống thuốc cùng rượu bia hoặc nước có gas: Nicotine và carbon monoxide trong khói thuốc làm co mạch máu, giảm oxy nuôi mô, khiến mô quanh trụ khó lành và tăng nguy cơ viêm quanh Implant, thậm chí thất bại cấy ghép.
Tuyệt đối tránh hút thuốc lá và rượu bia ít nhất 2 - 4 tuần sau khi trồng răng implant
Vệ sinh miệng nhẹ nhàng: Sau 12 - 24 giờ: Có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý loãng, hoặc dung dịch kháng khuẩn như Chlorhexidine 0.12%, ngày 2 lần (sáng và tối). Không dùng các loại nước súc miệng chứa cồn vì dễ gây rát và khô niêm mạc.
4.2. Chế độ ăn uống sau khi trồng răng Implant
Ngày đầu tiên sau phẫu thuật: Tuyệt đối không ăn uống gì khi còn tê. Chỉ dùng đồ nguội, lỏng, dễ nuốt như cháo loãng, súp, sữa, nước ép. Tránh dùng ống hút vì có thể tạo áp lực kéo cục máu đông ra khỏi vị trí phẫu thuật.
Nên ăn đồ ăn mềm, ấm, không ăn thức ăn giòn, dai, cứng, dẻo
1 tuần sau kể từ ngày đầu cấy ghép: Chuyển sang đồ mềm, ấm, không ăn thức ăn giòn, dai, cứng, dẻo. Hạn chế thức ăn nóng hoặc quá lạnh, vì có thể gây giãn mạch đột ngột, ảnh hưởng đến vùng cấy ghép. Không để thức ăn đọng lại ở vị trí trụ, nếu có hãy dùng bông gạc sạch hoặc tăm bông thấm nhẹ, không dùng vật nhọn để làm sạch.
Uống đủ nước: Giúp khoang miệng sạch và hỗ trợ quá trình hồi phục. Ưu tiên nước lọc, tránh nước ngọt có gas.
4.3. Vận động và sinh hoạt sau khi trồng răng implant:
-
Trong 2 - 3 ngày đầu: Nghỉ ngơi tuyệt đối. Tránh vận động mạnh như chạy bộ, nâng tạ, leo cầu thang nhanh hoặc cúi người đột ngột - có thể làm tăng áp lực máu và gây chảy máu lại.
-
Không sờ tay, đẩy lưỡi vào vết mổ hay ngậm vật cứng vì dễ gây nhiễm trùng hoặc làm trụ lệch khỏi vị trí ban đầu.
4.4. Vệ sinh răng miệng sau khi trồng răng implant:
Sử dụng bàn chải, chỉ nha khoa và tăm nước đúng cách
Trong 7 ngày đầu:
-
Chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, tránh va chạm vào vùng trụ.
-
Các răng khác vẫn phải vệ sinh đầy đủ để không lan vi khuẩn sang vùng cấy trụ.
-
Không dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ hay máy tăm nước tại vùng cấy ghép cho đến khi bác sĩ cho phép (thường sau khi lành mô mềm).
Sau 7 - 10 ngày: Có thể bắt đầu dùng bàn chải kẽ nhỏ, máy tăm nước với áp lực thấp, theo hướng dẫn của nha sĩ.
4.5. Sau khi gắn mão răng sứ
Giai đoạn này đánh dấu việc hoàn tất phục hình. Tuy nhiên, Implant vẫn cần được sử dụng và chăm sóc đúng cách để đảm bảo độ bền.
Hạn chế ăn uống trong 2 giờ đầu sau khi gắn mão sứ để keo gắn ổn định hoàn toàn. Chỉ nên ăn thức ăn mềm, tránh cắn mạnh hoặc nhai các món cứng. Không dùng răng mới phục hình để cắn móng tay, cắn vật cứng (bao bì, bút…).
Sau đó, tăng dần độ cứng thực phẩm theo cảm giác thoải mái. Ăn nhai đều cả hai bên, tránh dồn lực lên một răng Implant duy nhất.
Nếu cảm thấy cộm, cấn, lệch khớp cắn, hãy quay lại nha khoa kiểm tra sớm.
4.6. Tái khám định kỳ sau khi trồng răng Implant
Việc tái khám định kỳ 6 tháng/lần theo lịch hẹn của bác sĩ là vô cùng quan trọng sau khi trồng răng implant. Điều này giúp:
-
Bác sĩ theo dõi sự tích hợp của trụ implant với xương hàm.
-
Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như viêm nhiễm, tiêu xương, lung lay trụ.
-
Kịp thời điều chỉnh khớp cắn nếu có vấn đề.
-
Đảm bảo răng implant luôn khỏe mạnh và duy trì chức năng lâu dài.
Tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn sau khi trồng răng implant không chỉ giúp bạn có một chiếc răng mới đẹp và chắc khỏe mà còn đảm bảo sức khỏe răng miệng toàn diện. Lắng nghe và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả tốt nhất. Mọi thắc mắc liên hệ hotline 089.919.6854 để được bác sĩ Nụ Cười Việt tư vấn nhé!
Tin liên quan
6 LƯU Ý CHĂM SÓC SAU KHI TRỒNG RĂNG IMPLANT AN TOÀN, HIỆU QUẢ, TRÁNH BIẾN CHỨNG
NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG CÓ TRỒNG IMPLANT ĐƯỢC KHÔNG?
MẤT RĂNG CÓ NIỀNG ĐƯỢC KHÔNG? CÓ CẦN TRỒNG IMPLANT KHÔNG?
MẤT RĂNG LÂU NĂM CÓ TRỒNG IMPLANT ĐƯỢC KHÔNG? CHI PHÍ, QUY TRÌNH NHƯ THẾ NÀO?
HÒA NHỊP THỂ THAO HUẾ - NỤ CƯỜI VIỆT THAM GIA VNEXPRESS MARATHON HUE 2025
CẢ NHÀ CƯỜI XINH - TRÚNG TOUR CỰC ĐỈNH
