Răng cửa bị gãy và cách xử lí cực hiệu quả
Va đập, bệnh lí răng miệng hoặc một vài nguyên nhân khác khiến răng cửa bị gãy. Ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Bởi răng cửa là nhân tố ảnh hưởng đến nụ cười, ảnh hưởng đến nét duyên dáng của khuôn mặt. Vì thế mà khi răng cửa bị gãy sẽ khiến bạn cực kì thiếu tự tin, không thể thoải mái nở nụ cười. Và nếu bạn muốn biết rõ hơn về cách cách xử lí răng cửa bị gãy thì hãy tham khảo ở bài viết dưới đây
1. Có các mức độ gãy răng cửa nào?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến răng cửa bị gãy. Nhưng có thể hiểu phần lớn của việc này là do chấn thương, tai nạn. Và có thể có các mức độ gãy răng cửa khác nhau. Với các mức độ sẽ có cách xử lí khác nhau. Thông thường, sẽ có hai trường hợp răng cửa bị gãy sau:
Răng cửa bị gãy nhưng vẫn còn phần thân răng
Răng cửa bị gãy nhưng không phải gãy hoàn toàn. Chỉ gãy một phần của răng, có thể được hiểu theo cách khác là mẻ răng cửa. Răng cửa bị gãy một phần thì chân răng và thân răng vẫn còn nguyên vẹn.
Răng cửa bị gãy, mất cả chân răng
Trường hợp này răng cửa bị gãy ở mức độ nặng hơn. Gãy răng cửa quá nhiều, chân răng cũng theo đó bị lung lay và bắt buộc phải nhổ bỏ.
Hai kiểu gãy răng cửa theo mức độ khác nhau thì sẽ có phương pháp khác nhau để xử lí. Và tùy vào mức độ mà sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
2. Hậu quả của việc răng cửa bị gãy
Răng cửa là những chiếc răng ngay chính diện, sẽ lộ ra lúc bạn cười tươi. Vì thế mà việc răng cửa bị gãy ảnh hưởng rất lớn đến bạn, để lại những hậu quả không mong muốn:
Ảnh hưởng tính thẩm mỹ khuôn mặt: Răng cửa ở ngay phía ngoài cùng nên ảnh hưởng rất lớn đến vai trò của nụ cười. Mà nụ cười chính là nét duyên dáng của khuôn mặt. Vì thế nên nếu răng cửa bị gãy, khuyết thiếu một phần nào đó sẽ khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin. Ngại giao tiếp hay nói cười một cách tự nhiên.
Gây đau nhức, khó chiu: Gãy hay mẻ răng cửa làm phần ngà răng bị lộ, tủy răng bị ảnh hưởng. Răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, thường xuyên ê buốt khi tiếp xúc đồ ăn nóng hoặc lạnh. Thậm chí là gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Giảm khả năng cắn, ăn thức ăn: Răng cửa là những chiếc răng chịu trách nhiệm cắn, xé thức ăn. Khi răng cửa bị gãy, vỡ hay tổn thương thì chức năng cắn xé sẽ bị suy giảm. Thậm chí có thể bất tiện rất nhiều trong khi ăn uống, giảm ham muốn ăn uống.
3. Cách xử lí khi răng cửa bị gãy
Dựa vào hai mức độ răng cửa bị gãy mà sẽ có cách xử lí riêng, bạn có thể thăm khám tại nha khoa để bác sĩ có chỉ định phù hợp nhất:
3.1. Răng cửa gãy không đến 1/3 thân răng
Răng cửa bị gãy một phần nhỏ, không quá 1/3 thân răng thì có thể tiến hành để bác sĩ trám thẩm mỹ. Hoặc có thể thực hiện bóc răng sứ thẩm mỹ.
Về phương pháp trám thẩm mỹ, ưu điểm là sẽ làm cực kì nhanh, thời gian chỉ mất tầm dưới 60 phút. Chi phí cho phương pháp xử lí này sẽ khá rẻ, tuy nhiên theo thời gian thì miếng trám có thể đổi màu hoặc bị bong ra.
Về phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ thì sẽ có Dán sứ Veneer và Bọc răng sứ. Tùy vào từng trường hợp thì bác sĩ sẽ có chỉ định riêng cho mỗi người. Với sự phát triển của công nghệ và kĩ thuật thẩm mỹ nha khoa hiện nay, răng sứ thẩm mỹ có độ trong bóng và màu sắc không khác gì răng thật. Ngoài ra, thời hạn sử dụng sẽ kéo dài lên tới 15 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu được bảo quản tốt. Đối với các nha khoa uy tín sẽ có chế độ bảo hành rõ ràng cho bạn.
3.2. Răng cửa bị gãy sát nướu
Với những trường hợp răng cửa bị gãy sát nướu bắt buộc phải tiến hành nhổ bỏ. Phương pháp tối ưu nhất để xử lí là trồng răng Implant. Đây là một kĩ thuật nha khoa hiện đại và khá khó. Yêu cầu bác sĩ có tay nghề cao cùng với dày dạn kinh nghiệm. Trồng răng Implant sẽ giúp thay thế chân răng thật, phục hồi mọi chức năng không khác gì răng thật. Thời hạn sử dụng của Implant là vĩnh viễn.
Một số trường hợp trụ Implant bị ăn mòn, gãy, vỡ có thể là do sử dụng trụ Implant giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Một lí do khác có thể là do tay nghề bác sĩ không đảm bảo, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Răng cửa bị gãy có rất nhiều nguyên nhân, và mỗi cách xử lí sẽ phù hợp với từng mức độ. Muốn lựa chọn được phương pháp xử lí tốt nhất với mình, bạn nên lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra cho bạn và có chỉ định phù hợp nhất.
Đọc thêm: 5 nhược điểm của trồng răng Implant có thể bạn chưa biết